Nếu như gặp phải một Phật tử mang theo một nghiệp về nói dối rất nặng, nhưng không biết phải dùng pháp gì để chế ngự và từ từ loại bỏ hẳn nghiệp xấu ấy. Biết là sai, là không đúng nhưng dường như nó đã trở thành thói quen của bản thân và rất khó bỏ, khi đã thốt ra miệng mới tự trách mình sao lại nói không thật vì có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề không cần phải nói dối.
Con kính mong Thầy chỉ dạy ạ!
Trả lời:
Biết sai chỉ mới là phán đoán của lý trí, chưa phải là thấy biết trung thực của chánh niệm tỉnh giác. Phán đoán của lý trí theo một khuôn mẫu đạo đức, được gắn nhãn là giới luật, chưa hẳn đã đúng. Vấn đề không phải ở chỗ nói dối hay nói thật mà ở chỗ thói quen. Phán đoán hay kết luận đúng-sai một chiều của lý trí không hơn thói quen xấu là mấy, một bên là cố chấp, một bên là thành thói. Cả hai đều xuất phát từ vô minh, không tự biết mình. Nhưng cố chấp đôi khi còn nguy hiểm hơn cả thói quen xấu nữa.
Một lời nói hoàn hảo có 5 yếu tố: Chân, thiện, mỹ, đúng chỗ và đúng lúc.
Một lời nói không đúng sự thật nhưng có thiện ý giúp người, khéo nói và nói đúng lúc đúng chỗ thì chưa hẳn là xấu - theo nghĩa xuyên tạc, bóp méo sự thật để lừa gạt.
Ngược lại, một lời nói đúng sự thật nhưng với ác ý, thô thiển, không đúng chỗ đúng lúc thì vẫn có thể xem như xấu xa, tội lỗi. Vậy chủ yếu là biết rõ mình đang nói gì, nói với tâm như thế nào, có hại mình hại người không, chứ không nhất định phải nói thật một cách ngu ngơ không lường được hậu quả.
Để vượt qua thói quen và để nhận thức rõ giá trị lời nói của mình thì cần có chánh niệm tỉnh giác. Thói quen sẽ lặp lại theo quán tính khi thiếu sự tỉnh giác, nói cụ thể hơn là thiếu thận trọng chú tâm quan sát. Nếu một người biết thận trọng quan sát lại hành động, lời nói và suy nghĩ của mình thì sẽ dễ dàng thoát khỏi bất kỳ thói quen nào. Người ta thường nói "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" chính là nhắc nhở sự thận trọng tỉnh giác. Ở đây chính yếu là vượt qua thói quen chứ không phải là nói dối hay nói thật, vì một khi đã thực sự tỉnh thức trong lời nói thì người ta sẽ tự biết cần nói gì có hiệu quả tốt đẹp nhất cho nhiều người mà không cần phải gán nhãn dối hay thật một cách thiển cận.
Để vượt qua thói quen và để nhận thức rõ giá trị lời nói của mình thì cần có chánh niệm tỉnh giác. Thói quen sẽ lặp lại theo quán tính khi thiếu sự tỉnh giác, nói cụ thể hơn là thiếu thận trọng chú tâm quan sát. Nếu một người biết thận trọng quan sát lại hành động, lời nói và suy nghĩ của mình thì sẽ dễ dàng thoát khỏi bất kỳ thói quen nào. Người ta thường nói "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" chính là nhắc nhở sự thận trọng tỉnh giác. Ở đây chính yếu là vượt qua thói quen chứ không phải là nói dối hay nói thật, vì một khi đã thực sự tỉnh thức trong lời nói thì người ta sẽ tự biết cần nói gì có hiệu quả tốt đẹp nhất cho nhiều người mà không cần phải gán nhãn dối hay thật một cách thiển cận.