Con người càng muốn đi xa càng cần có được đôi bàn chân cứng cáp, mà quá trình dưỡng sinh cũng lấy bộ phận này làm chủ đạo.
Trung y quan niệm, bàn chân là “gốc rễ” của cơ thể với tập hợp của 6 đường kinh với nhiều huyệt vị quan trọng. Cũng theo đó, hai cách tốt nhất để chăm sóc đôi bàn chân chính là xoa bóp và ngâm chân.
Đúc kết từ kinh nghiệm của cổ nhân hàng ngàn năm, trọn bộ bí kíp dưỡng sinh từ lòng bàn chân được chuyên trang Trung y của tờ báo China.com chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc đôi chân của mình một cách trọn vẹn nhất.
7 bài tập xoa bóp chân ai cũng làm được. Không tốn quá nửa tiếng mỗi ngày!
1. Đi bộ bằng chân trần
Tác dụng: Lòng bàn chân là bộ phận chủ yếu giúp cơ thể giữ thăng bằng. Đi chân trần sẽ giúp gan bàn chân (nơi tập trung nhiều huyệt vị) được kích thích.
Cách thực hiện: Nếu thể trạng khỏe mạnh, không mắc cảm lạnh, bạn nên đi chân trần trong nhà. Khi bước đi chú ý giữ khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai để bước chân càng trở nên nhẹ nhàng.
Đi chân trần trong nhà khi cơ thể khỏe mạnh là thói quen tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).
2. Cho lòng bàn chân tắm nắng
Tác dụng: Việc cho bàn chân “tắm nắng” sẽ mang lại nhiều công dụng đối với cơ thể. Bởi tia cực tím (ở mức độ vừa phải) sẽ mang lại sự kích thích đối với lòng bàn chân, tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao công năng đối với nội tạng.
Cách thực hiện: Khi thời tiết tốt, ánh nắng không quá gay gắt, bạn nên cho chân “tắm nắng” bằng cách để ánh nắng chiếu vào lòng bàn chân từ 20 – 30 phút.
Chú ý: Bạn nên phơi nắng cho chân ở ngoài trời, bởi việc bị ngăn cách bởi một lớp kính cũng có thể khiến tia cực tím bị ngăn trở và mất đi tác dụng vốn có.
7 bài tập xoa bóp chân ai cũng làm được. Không tốn quá nửa tiếng mỗi ngày!
1. Đi bộ bằng chân trần
Tác dụng: Lòng bàn chân là bộ phận chủ yếu giúp cơ thể giữ thăng bằng. Đi chân trần sẽ giúp gan bàn chân (nơi tập trung nhiều huyệt vị) được kích thích.
Cách thực hiện: Nếu thể trạng khỏe mạnh, không mắc cảm lạnh, bạn nên đi chân trần trong nhà. Khi bước đi chú ý giữ khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai để bước chân càng trở nên nhẹ nhàng.
Đi chân trần trong nhà khi cơ thể khỏe mạnh là thói quen tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).
2. Cho lòng bàn chân tắm nắng
Tác dụng: Việc cho bàn chân “tắm nắng” sẽ mang lại nhiều công dụng đối với cơ thể. Bởi tia cực tím (ở mức độ vừa phải) sẽ mang lại sự kích thích đối với lòng bàn chân, tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao công năng đối với nội tạng.
Cách thực hiện: Khi thời tiết tốt, ánh nắng không quá gay gắt, bạn nên cho chân “tắm nắng” bằng cách để ánh nắng chiếu vào lòng bàn chân từ 20 – 30 phút.
Chú ý: Bạn nên phơi nắng cho chân ở ngoài trời, bởi việc bị ngăn cách bởi một lớp kính cũng có thể khiến tia cực tím bị ngăn trở và mất đi tác dụng vốn có.
3. Xoa nắn ngón chân
Tác dụng: Trong quá trình chăm sóc đôi chân, ngón chân thường là bộ phận bị bỏ qua. Nhưng ít ai biết rằng, chỉ cần thường xuyên xoa nắn ngón chân, trí nhớ của chúng ta sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện: Xoa nắn các ngón chân theo hình tròn. Mỗi ngày làm vài lần, nên tiến hành vào trước khi đi ngủ khoảng 5 phút, mỗi lần kéo dài 2-3 phút, xoa từ ngón chân cái đến ngón chân út.
Năng lực suy nghĩ do tiểu não khống chế, xoa nắn ngón chân sẽ kích thích hoạt động của bộ phận này, từ đó đạt được hiệu quả tăng cường trí nhớ. (Ảnh minh họa).
4. Massage lòng bàn chân
Tác dụng: Xúc tiến tuần hoàn máu, làm chân ấm lên, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên giường, giơ hai chân lên cao vừa phải và tự cho chúng cọ xát lẫn nhau. Kết hợp massage với tay, làm khoảng 20 lần. Khi chân ấm lên, bạn sẽ đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Cọ hai lòng bàn chân vào nhau cũng là một cách massage đơn giản làm cho chân ấm lên. (Ảnh minh họa).
5. Ấn vào lòng bàn chân
Tác dụng: Tiêu trừ mệt nhọc, kích thích huyệt vị, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường công năng nội tạng.
Cách thực hiện: Ngồi khoanh chân, đặt bàn chân lên đầu gối của chân còn lại, lấy điểm trung tâm ở giữa lòng bàn chân, bàn tay nắm lại, dùng phần gồ lên của ngón trỏ ấn vào 4 phía. Chú ý lực ấn lòng bàn chân nên vừa phải hoặc chỉ ở mức cảm thấy hơi đau. Thực hiện khoảng 100 cái một bên rồi đổi chân.
6. Tư thế đạp xe trong không trung
Tác dụng: Cải thiện tuần hoàn máu ở hai chi dưới, giảm cảm giác tê bì, tăng cường công năng nội tạng, rèn luyện thân thể, tiêu trừ mệt nhọc.
Cách thực hiện: Nằm ngửa, giơ hai chân lên không trung, di chuyển hai chân đạp theo vòng tròn như động tác đạp xe đạp. Tiến hành động tác liên tục trong 5-6 phút.
7. Ấn gót chân
Tác dụng: Thông kinh bàng quang, chữa còng lưng.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay ấn vào gót chân, lực đạo duy trì từ mức vừa đến mức mạnh cho tới khi gót chân cảm thấy đau nhói mới thôi.
Ấn vào gót chân có tác dụng thông kinh lạc, chữa còng lưng hiệu quả. (Ảnh minh họa).
Những “thần dược” ngâm chân Trung y ưa chuộng
Vừa rẻ vừa nhiều ở chợ Việt
1. Giấm chua
Giấm có tác dụng diệt khuẩn cho đôi chân, đồng thời làm dịu làn da, tăng độ đàn hồi cho da.
Cùng với đó, giấm chua còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, khử phong thấp, hỗ trợ điều trị mất ngủ và chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính khác.
Ngâm chân cùng giấm chua được tiến hành hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần cho một lượng vừa phải giấm chua hòa cùng nước ấm là có thể dùng được.
2. Gừng
Thêm gừng vào nước ngâm chân có thể chống giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, dung dịch ngâm chân được kết hợp với gừng và giấm chua có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh mất ngủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dùng 100g gừng sống cùng 20g trần bì và 30g bạc hà để pha nước ngâm. Công thức ngâm chân này sẽ giúp cơ thể khử thấp, tiêu trừ mệt nhọc.
Những nguyên liệu rẻ và sẵn có như gừng, chanh, muối… hoàn toàn có thể trở thành “thần dược” giúp bạn bảo dưỡng đôi bàn chân. (Ảnh minh họa).
3. Muối
Muối có công năng tương tự như giấm trong việc diệt khuẩn, làm sạch đôi chân. Đặc biệt, ngâm chân cùng nguyên liệu này còn có thể điều trị hiệu quả căn bệnh phù nề ở chi dưới.
Khi ngâm chân cùng muối, bạn nên kết hợp massage huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân để đạt được công năng tăng cường miễn dịch, chữa mất ngủ, phòng cảm mạo.
4. Chanh
Nước chanh hoặc tinh dầu chanh sẽ mang lại tác dụng thuận khí, nâng cao tinh thần. Cùng với đó, ngâm chân cùng chanh còn giúp cơ thể phòng cảm mạo, trị tiêu thũng.
* Lưu ý: Những đối tượng không nên ngâm chân
1. Người bị tiểu đường
Bệnh lý này khiến làn da của người bệnh trở nên yếu ớt, thần kinh ở vùng chân kém nhạy, ít hoặc không có cảm giác với nước ấm.
Do đó, những người bị tiểu đường khó có thể cảm nhận được độ ấm chuẩn xác của nước ngâm. Họ thường có xu hướng ngâm chân với nước nóng hơn mức bình thường và dễ bị phỏng khi nhiệt độ nước quá cao.
Nếu không phát hiện kịp thời, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng, thối rữa vùng da bỏng…
2. Người bị giãn tĩnh mạch
Van tĩnh mạch của những người mắc căn bệnh này thường bị suy giảm công năng. Khi ngâm chân với nước nóng, máu của họ càng nhanh bị vón cục, khiến gánh nặng đối với tĩnh mạch càng gia tăng, làm tăng nguy cơ bị phồng hoặc sung huyết tĩnh mạch.
Bởi vậy, những người bị giãn tĩnh mạch không thích hợp ngâm chân, cũng không nên chườm ấm vào bộ phận này.
Giãn tĩnh mạch là căn bệnh không thích hợp với liệu pháp ngâm chân hoặc chườm nóng. (Tranh minh họa).
3. Người bị bệnh ngoài da
Với nhóm đối tượng bệnh nhân này, việc dùng nước ấm ngâm chân càng tăng thêm nguy cơ lây lan, phát tán của vi khuẩn, khiến vùng da mắc bệnh càng lan rộng.
Đối với vết thương hở, người bệnh càng không nên ngâm chân mà cần để miệng vết thương khô thoáng, tránh nước.
Người có mụn nước hoặc bị mẩn ngứa, lở loét cũng không thích hợp ngâm chân.
4. Trẻ em
Nếu tình trạng lạnh chân ở trẻ không quá nghiêm trọng, bạn không nhất thiết phải áp dụng hình thức ngâm chân đối với bé.
Nguyên nhân là bởi việc thường xuyên dùng nước ấm ngâm chân khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển sẽ khiến dây chằng trở nên lỏng, làm tăng nguy cơ mắc chứng chân bẹt ở trẻ.
L.T chuyển tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét