Nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt, nhức đầu, sợ lạnh khi dùng liệu pháp “nước trái cây thay cho bữa ăn hàng ngày”, nghĩa là cơ thể báo nguy rơi vào tình trạng quá sức chịu đựng (Ảnh: Pixabay)
Thải độc, rốt cuộc là thải gì?
Cái gọi là “thải độc” cho cơ thể, chủ yếu là ba loại sau đây:
1. Thải thì có, nhưng không phải là độc
Một số quảng bá sản phẩm sức khỏe, thường thấy tuyên truyền “ thải hết cặn bã qua đêm, thải độc ruột”, nhưng thực tế thì những người khỏe mạnh bình thường không có vấn đề “cặn bã qua đêm”, và càng không có thứ gọi là “độc tố đường ruột”, vì thế không có chuyện cần phải tìm cách thải. Nguồn thực phẩm đi vào cơ thể người sẽ qua quá trình tiêu hóa sàng lọc và tồn lại chất cặn bã, tức chất cơ thể cần đào thải ra ngoài (phân và nước tiểu), quá trình này kéo dài khoảng 30 giờ. Nếu cho rằng “cặn bã qua đêm” là cặn bã trong cơ thể tồn lại qua đêm, vậy thì cơ thể sao thoát khỏi được “cặn bã qua đêm”?
Ngoài ra còn có quan điểm rằng thải qua đường mồ hôi để loại bỏ độc tố, thực tế là không có căn cứ gì, vì thoát ra mồ hôi về cơ bản chỉ là thoát nước, sao có thể thải được độc tố? Vì trong mồ hôi 99% là nước, chỉ 1% là lượng nhỏ urê, axit lactic, axit béo.
2. Tưởng đang thải độc, thực tế là tác dụng phụ
Với liệu pháp “nước ép trái cây thay thế” để thải độc, trong quá trình chúng ta tạm ngừng dùng bữa ăn (thông thường hàng ngày), cơ thể xảy ra hiện tượng bị chóng mặt, đau đầu và ớn lạnh, kỳ thực đây chính là phản ứng của cơ thể do bất ngờ bị thiếu hụt nghiêm trọng calo và chất dinh dưỡng mà ra. Chúng ta tưởng cơ thể đang thải độc, nhưng thực tế vì cơ thể chúng ta đang bị hạ đường huyết, thiếu nước và nguồn dinh dưỡng cần thiết, đây là tín hiệu mà cơ thể báo động khi rơi vào trạng thái ngoài sức chịu đựng, không có gì liên quan đến độc hay không độc.
Phương pháp thải độc bằng cách hoàn toàn không ăn uống gì là làm hại cơ thể. Vì khi chất điện giải trong cơ thể bị rối loạn sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
4. Không thải độc, sẽ không trúng độc
Còn những người mà mục đích thải độc của họ là để làm đẹp, như nhiều sản phẩm chăm sóc da đã quảng bá chức năng “giải độc da” và “trị mụn”. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này đều có loại dược phẩm cực mạnh nhằm đem lại hiệu quả nhanh chóng: kích thích tố (hormon).
Cơ thể người có thực sự cần thải độc?
Cơ thể người không mong manh như nhiều người tưởng tượng. Đối với độc tố, cơ thể đã có cách tốt để đối phó.
Da, hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa có chức năng hoạt động như một tuyến phòng thủ để ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả khi thực sự có “chất độc” xâm nhập vào cơ thể, thông thường hệ thống miễn dịch cũng sẽ loại bỏ chúng. Đối với chất thải qua quá trình trao đổi chất của cơ thể, chúng đều được thông qua bộ lọc là gan và thận.
Do đó, trong trường hợp không có bệnh nặng, các hệ thống chính của cơ thể đủ để hoàn thành quá trình chống virus, giải độc và thải độc. Các quá trình như ra mồ hôi, thở ra, đại tiện và tuần hoàn máu không có cách nào để đạt được hiệu quả “thải độc” như một số người nghĩ. Ngay cả khi hơi thở ra nhiều hơn, nhiều mồ hôi hơn, đại tiện nhiều hơn thì cũng vậy.
Một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các bệnh mạn tính phổ biến như tăng mỡ máu, xơ cứng động mạch, cũng bị các doanh nghiệp lợi dụng khai thác để tuyên truyền “thải độc”, để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thải độc. Nhưng các sản phẩm này không chỉ làm trì hoãn việc điều trị bệnh, còn làm tăng gánh nặng cho gan và thận, và thậm chí có độc tố đối với hai cơ quan này, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất vốn có của cơ thể. Chúng gây tổn hại không thể cứu vãn cho gan, thận, và các cơ quan khác, cuối cùng làm cơ thể người “thải độc đến nỗi trúng độc”.
Thanh Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét