Tôi đáp xuống Tân Sân Nhất nghĩ là sẽ bước váo một vúng ánh sáng chói loà trong cái nóng nung người của nhiệt đới vào những buổi trưa. Thật ngạc nhiên khi thành phố còn ướt đẫm màn sương của một cơn mưa lớn vừa đi qua. Cây cối dường như tươi mát sạch sẽ hơn, nhưng các con đường vẫn ngập lụt như chuyện hàng ngày của huyện từ vài chục năm qua. Người dân vẫn vất vả kéo lê những chiếc xe máy không chạy, mệt nhọc với cuộc sống nặng nề không thay đổi .
Không có thì giờ trên máy bay, tôi surf Net trong chiếc taxi và liếc qua những tít lớn của hơn chục tờ báo online của lề phải.- ‘Bán khách sạn, đất vàng để cứu ngân sách’ (VnEx 3-10-13)
- Trâu, bò, lợn, gà, thóc lúa mất sạch rồi, lấy gì sống đây? (VTC 3-10-13)
- Xả lũ gây ngập ở Nghệ An là ‘bất khả kháng’ (VnEx 3-10-13)
- Ế ẩm, không một bóng khách hàng mua sắm tại TTTM cao cấp Parkson (GD 3-10-13)
- Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam chủ yếu là lừa đảo (VTC 3-10-13)
- Vẽ lại bức tranh “lổn nhổn” (DNSG 2-10-13)
- GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung: Cao su và thủy điện tận lực phá rừng! (ĐV 2-10-13
- ADB: ‘Theo chuẩn quốc tế, nợ xấu phải cao gấp 3-4 lần con số công bố’ (TTVN 2-10-13)
Wow. Vậy mà các bạn cứ hay chê bài của Alan là tiêu cực và bi quan.Tuy nhiên, tôi đoán là trong một xã hội vô cảm lạnh lùng thì tất cả những sự kiện nói trên cũng chẳng có gì để thắc mắc hay bàn luận. Những cú phone hay emails thường hỏi thăm tôi về vụ chánh phủ Mỹ đóng cửa (đây mới là lạ?). Một vài cú phone khác hỏi bao giờ thì nền kinh tế mới thay đổi?
Khoảng 2006, khi về Việt Nam thường xuyên hơn, tôi và các chuyên gia hay dự đoán những khó khăn sẽ phải gặp nếu thể chế vận hành không thay đổi. Phần lớn các bạn hiểu những nghịch lý của “thị trường khi đụng vào định hướng xã hội”. Nhiều phương án tái cấu trúc và đề án mới được đề nghị. 7 năm đã trôi qua và lời nói vẫn là lời nói. Tôi nghĩ 7 năm sắp đến cũng chẳng khác gì.
Có khác là các quan chức và chuyên gia lề phải bắt đầu dùng nhiều cụm từ về “niềm tin” sau khi các số liệu thống kê bị vạch trần là dối trá. Tôi nhất trí về sức mạnh của niềm tin trong bất cứ tình huống nào. Nó cũng nhắc tôi đến một chuyện ngắn của nhà văn O Henry về niềm tin.Một bệnh nhân vào thời kỳ cuối của bệnh sưng phổi. Cô ta hay nhìn ra cây sồi bên cửa sổ và thích đếm những chiếc lá bắt đầu rơi rụng, mỗi đêm khi cơn gió rét buốt của mùa đông thổi qua. Cô tâm sự với người bạn cùng phòng, “mấy đêm trước cây còn cả ngàn, rồi trăm lá. Hôm nay chỉ còn đúng 6 lá. Tôi nghĩ khi chiếc lá cuối cùng rơi vào đêm nay, tôi cũng sẽ lìa đời như chiếc lá…”
Sáng hôm sau, cô thức dậy và ngạc nhiên vì một phép mầu nào đó, chiếc lá cuối cùng vẫn còn níu kéo vào cành cây khẳng khiu. Cô cho đó là một dấu hiệu của Thượng Đế về định mệnh của cô. Cô hồi phục nhanh chóng và xuất viện sau đó.
Khi rời bệnh viện, cô nghe chuyện một người hoạ sĩ già ở phòng kế bên chết vì rét lạnh trong đêm bão tuyết, khi ông bắt thang trèo lên cửa sổ để vẽ lại “chiếc lá cuối cùng” của cô. Ông đã nghe lời tâm sự của cô với bạn và muốn tặng lại cho cô một tuyệt phẩm về “niềm tin và đời sống”.
Tôi thầm nghĩ không biết trong nhóm lãnh đạo kinh tế của Việt Nam, có nhà hoạ sĩ đại tài nào vẽ được “chiếc lá cuối cùng” cho người dân khốn khổ? Có ai dám rời bỏ chăn êm nệm ấm để bước vào tuyết giá của đêm đông mà hành động vì tha nhân?
Tôi đoán là “không”.
Alan Phan
- Vẽ lại bức tranh “lổn nhổn” (DNSG 2-10-13)
- GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung: Cao su và thủy điện tận lực phá rừng! (ĐV 2-10-13
- ADB: ‘Theo chuẩn quốc tế, nợ xấu phải cao gấp 3-4 lần con số công bố’ (TTVN 2-10-13)
Wow. Vậy mà các bạn cứ hay chê bài của Alan là tiêu cực và bi quan.Tuy nhiên, tôi đoán là trong một xã hội vô cảm lạnh lùng thì tất cả những sự kiện nói trên cũng chẳng có gì để thắc mắc hay bàn luận. Những cú phone hay emails thường hỏi thăm tôi về vụ chánh phủ Mỹ đóng cửa (đây mới là lạ?). Một vài cú phone khác hỏi bao giờ thì nền kinh tế mới thay đổi?
Khoảng 2006, khi về Việt Nam thường xuyên hơn, tôi và các chuyên gia hay dự đoán những khó khăn sẽ phải gặp nếu thể chế vận hành không thay đổi. Phần lớn các bạn hiểu những nghịch lý của “thị trường khi đụng vào định hướng xã hội”. Nhiều phương án tái cấu trúc và đề án mới được đề nghị. 7 năm đã trôi qua và lời nói vẫn là lời nói. Tôi nghĩ 7 năm sắp đến cũng chẳng khác gì.
Có khác là các quan chức và chuyên gia lề phải bắt đầu dùng nhiều cụm từ về “niềm tin” sau khi các số liệu thống kê bị vạch trần là dối trá. Tôi nhất trí về sức mạnh của niềm tin trong bất cứ tình huống nào. Nó cũng nhắc tôi đến một chuyện ngắn của nhà văn O Henry về niềm tin.Một bệnh nhân vào thời kỳ cuối của bệnh sưng phổi. Cô ta hay nhìn ra cây sồi bên cửa sổ và thích đếm những chiếc lá bắt đầu rơi rụng, mỗi đêm khi cơn gió rét buốt của mùa đông thổi qua. Cô tâm sự với người bạn cùng phòng, “mấy đêm trước cây còn cả ngàn, rồi trăm lá. Hôm nay chỉ còn đúng 6 lá. Tôi nghĩ khi chiếc lá cuối cùng rơi vào đêm nay, tôi cũng sẽ lìa đời như chiếc lá…”
Sáng hôm sau, cô thức dậy và ngạc nhiên vì một phép mầu nào đó, chiếc lá cuối cùng vẫn còn níu kéo vào cành cây khẳng khiu. Cô cho đó là một dấu hiệu của Thượng Đế về định mệnh của cô. Cô hồi phục nhanh chóng và xuất viện sau đó.
Khi rời bệnh viện, cô nghe chuyện một người hoạ sĩ già ở phòng kế bên chết vì rét lạnh trong đêm bão tuyết, khi ông bắt thang trèo lên cửa sổ để vẽ lại “chiếc lá cuối cùng” của cô. Ông đã nghe lời tâm sự của cô với bạn và muốn tặng lại cho cô một tuyệt phẩm về “niềm tin và đời sống”.
Tôi thầm nghĩ không biết trong nhóm lãnh đạo kinh tế của Việt Nam, có nhà hoạ sĩ đại tài nào vẽ được “chiếc lá cuối cùng” cho người dân khốn khổ? Có ai dám rời bỏ chăn êm nệm ấm để bước vào tuyết giá của đêm đông mà hành động vì tha nhân?
Tôi đoán là “không”.
Alan Phan