PHÁN XÉT


Sự hiểu biết hạn chế của con người thường dẫn dắt quan niệm đức hạnh của chúng ta trở thành điều dẫn tội lỗi. Quan niệm đức hạnh sai lầm của ta không gì khác ngoài sự phù phiếm và một cố gắng để giành sự tán dương hoặc cảm giác tự mãn rằng mình thật là có đạo đức, nhờ đó ta có thể cảm thấy cao hơn những người khác. Rất nhiều lần, bởi vì đức hạnh sai lầm này đi cùng với một lố sự ngu dốt của con người, đức hạnh trở thành một vũ khí hữu hiệu trong việc vùi dập lòng nhân đạo.   

                                                      


1. Vị Tu sĩ và cô gái điếm

Một tu sĩ Bà la môn sống bên kia đường đối diện nhà của một gái điếm. Mỗi ngày, khi ông ta chuẩn bị tiến hành việc cầu nguyện và thiền định, ông ta nhìn thấy những người đàn ông ra vào phòng cô gái điếm. Ông ta nhìn thấy chính người đàn bà chào đón hoặc tạm biệt họ. Mỗi ngày, vị tu sĩ tưởng tượng và suy nghĩ về những hành động đáng hổ thẹn diễn ra trong phòng cô gái điếm, và trái tim của ông ta tràn đầy sự phỉ báng mạn mẽ đối với hành vi phóng đãng của người đàn bà. 
Mỗi ngày, cô gái điếm nhìn thấy vị tu sĩ thực hành những nghi lễ tôn giáo. Cô ta nghĩ nó thánh thiện biết bao khi dành thời gian để cầu nguyện và thiền định. "Nhưng", cô ta thở dài, "Số phận của ta là một gái điếm. Mẹ ta là một gái điếm, và con gái ta cũng sẽ như vậy. Đó là quy luật trên mảnh đất này."
Vị tu sĩ và cô gái điếm chết cùng một ngày và cùng nhau đứng trước sự phán xét. Vô cùng kinh ngạc, vị tu sĩ bị kết tội về sự đồi bại của ông ta.
"Nhưng", thầy tu phản kháng, "tôi đã sống một cuộc đời thanh khiết. Tôi đã dành những ngày tháng của mình vào việc cầu nguyện và thiền định."
"Phải", lời phán xét nói, "Nhưng trong khi thân xác ngươi đang thực hiện những hành động sùng đạo đó, thì trái tim ngươi khô héo bởi những phán xét nghiệt ngã và tâm hồn ngươi bị tàn phá bởi những tưởng tượng đầy dục vọng của mình."
Người gái điếm được khen ngợi và sự trong sáng của cô ta.
"Tôi không hiểu", cô ta nói, "Cả cuộc đời, tôi đã bán thân xác mình cho bất cứ người đàn ông nào trả tiền."
"Hoàn cảnh của cuộc đời ngươi đã đặt ngươi vào một nhà thổ. Ngươi được sinh ra ở đấy, và việc sống khác đi vượt quá sức ngươi. Nhưng trong lúc thân xác ngươi đang làm những hành động không xứng đáng, thì trái tim ngươi luôn trong sạch và mãi mãi hướng vào những suy ngẫm về sự thanh khiết của những buổi cầu nguyện và thiền định của vị tu sĩ."


2. Người sùng đạo

Một người sùng đạo đang thiền định bên dưới một gốc cây ở chỗ giao nhau giữa hai con đường. Việc thiền định của ông bị ngắt quãng bởi một chàng trai chạy như điên trên đường về phía ông.
"Giúp tôi với", chàng trai cầu xin. "Một người đàn ông đã lầm lẫn buộc tội tôi ăn cắp. Ông ta đang đuổi theo tôi với một đám người. Nếu họ bắt được tôi, họ sẽ chặt tay tôi mất."
Chàng trai trèo lên cây và giấu mình trong những tán cây mà bên dưới nó là nhà hiền triết đang ngồi thiền.
"Làm ơn đừng nói cho họ biết là tôi đang trốn ở đây", anh ta van nài.
Người sùng đạo nhìn thấy bằng cái nhìn thấu suốt của một vị thánh rằng chàng trai đã nói thật với ông. Anh ta không phải là kẻ cắp.
Vài giây sau, đám đông dân làng kéo tới, và người cầm đầu hỏi: "Ông có nhìn thấy một gã trẻ tuổi chạy qua đây không?"
Nhiều năm trước, người sùng đạo đã lập một lời thề là luôn nói sự thật, vì vậy ông nói ông có nhìn thấy.
"Hắn đi đâu rồi?" người cầm đầu hỏi.
Người sùng đạo không muốn phản bội chàng trai vô tội nhưng lời thề với ông là linh thiêng. Ông chỉ lên trên cây. Dân làng lôi chàng trai khỏi cái cây và chặt đứt tay anh ta.
Khi người sùng đạo chết và đứng trước sự phán xét, ông ta bị kết tội về cách cư xử của mình đối với chàng trai bất hạnh.
"Nhưng", ông ta phản kháng. "Tôi đã lập một lời thề thiêng liêng rằng chỉ nói sự thật. Tôi bị buộc phải làm như thế."
"Vào ngày hôm đó" - Lời phán xét - "Ngươi đã yêu sự phù phiếm hơn là đức hạnh. Không phải vì đức hạnh mà ngươi đã trao chàng trai vô tội cho những kẻ xử tội anh ta, mà vì bảo vệ hình ảnh hão huyền của bản thân như một người đức hạnh." 

Sự hiểu biết hạn chế của con người thường dẫn dắt quan niệm đức hạnh của chúng ta trở thành điều dẫn tội lỗi. Quan niệm đức hạnh sai lầm của ta không gì khác ngoài sự phù phiếm và một cố gắng để giành sự tán dương hoặc cảm giác tự mãn rằng mình thật là có đạo đức, nhờ đó ta có thể cảm thấy cao hơn những người khác. Rất nhiều lần, bởi vì đức hạnh sai lầm này đi cùng với một lố sự ngu dốt của con người, đức hạnh trở thành một vũ khí hữu hiệu trong việc vùi dập lòng nhân đạo.

(Sưu tầm)