Hỏi: Kính thưa thầy, con tri ân thầy đã chỉ dạy cho con hiểu về đạo pháp hơn. Từng ngày, từng giờ con luôn nhắc nhở mình sống trọn vẹn với những gì đang có trong thực tại, con cảm thấy tâm nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Con còn một thắc mắc chưa hiểu rõ, mong thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con như thế nào là Yêu thương và như thế nào là Luyến ái? Điều gì tạo nên sự gắn kết bền vững giữa hai người ạ?
T.S Viên Minh: Yêu thương đúng nghĩa gồm có 4 đức tính: Từ, bi, hỷ và xả.
Từ là không sân: tâm mát mẻ, hiền hòa với mọi ngườinên không sân với bất cứ ai.
Bi là không hại: tâm cảm thông với nỗi khổ của mọi người nên không muốn hại bất cứ ai.
Hỷ là không đố kỵ: tâm vui với niềm vui của mọi người nên không ganh tỵ với ai.
Xả là không cố chấp: tâm an nhiên bình thản trước mọi người nên không chấp trước, không ôm giữ điều thị phi của ai. Như vậy tình yêu là bao la không giới hạn, không có ta với người.
Tình yêu thương như vậy nảy nở trong sự tương giao hài hòa tự nhiên - vô điều kiện, không phải là tình luyến ái trong mối quan hệ buộc ràng - có điều kiện giữa đôi bên. Trong bản chất mọi tình yêu vốn giống nhau, chỉ khác ở chỗ trong tương giao tự nhiên thì yêu thương không có sự dính mắc, còn trong mối quan hệ không tự nhiên thì yêu thương có sự ràng buộc nên gọi là luyến ái.
Tình yêu thương như vậy nảy nở trong sự tương giao hài hòa tự nhiên - vô điều kiện, không phải là tình luyến ái trong mối quan hệ buộc ràng - có điều kiện giữa đôi bên. Trong bản chất mọi tình yêu vốn giống nhau, chỉ khác ở chỗ trong tương giao tự nhiên thì yêu thương không có sự dính mắc, còn trong mối quan hệ không tự nhiên thì yêu thương có sự ràng buộc nên gọi là luyến ái.
Yêu thương thật sự chỉ có khi có trí tuệ, nếu chỉ có lý trí và tình cảm thì tình yêu sẽ là sự luyến ái, dính mắc mà thôi.
Trong sự tương giao thì tình yêu không cần gắn kết, vì cố gắng gắn kết chính là đang thiết lập mối quan hệ ràng buộc mà trong đó thì không thể có tình yêu, chỉ có tình luyến ái, và tình luyến ái thì không bao giờ bền vững. Lão Tử nói: "Tình thâm nhược đạm" tình sâu thì dường như cạn. Chính cái tâm bình thản lợt lạt như cạn đó mới là yếu tố bền vững nhất của tình yêu. Loại bỏ những buộc ràng thì tình yêu mới bắt đầu nở nụ. Thầy có bài thơ xin tặng con:
Chúa* ngự giữa lòng ta
Cho tình yêu nở nụ
Trái tim hằng hà sa
Xin tặng cõi Ta-bà!
(*Chúa ở đây có nghĩa là sự bừng ngộ chân lý).
Hỏi đáp: Trung Tâm Hộ Tông
Trong sự tương giao thì tình yêu không cần gắn kết, vì cố gắng gắn kết chính là đang thiết lập mối quan hệ ràng buộc mà trong đó thì không thể có tình yêu, chỉ có tình luyến ái, và tình luyến ái thì không bao giờ bền vững. Lão Tử nói: "Tình thâm nhược đạm" tình sâu thì dường như cạn. Chính cái tâm bình thản lợt lạt như cạn đó mới là yếu tố bền vững nhất của tình yêu. Loại bỏ những buộc ràng thì tình yêu mới bắt đầu nở nụ. Thầy có bài thơ xin tặng con:
Chúa* ngự giữa lòng ta
Cho tình yêu nở nụ
Trái tim hằng hà sa
Xin tặng cõi Ta-bà!
(*Chúa ở đây có nghĩa là sự bừng ngộ chân lý).
Hỏi đáp: Trung Tâm Hộ Tông