Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ...
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.
Viêm họng uống nước rau cần
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau.
Máu cam chảy hãy bày cho nhau
Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay.
Trái nhàu chín vị thuốc hay
Ðắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi.
- Ðể cá nướng không bị tróc da: trước khi nướng hãy xoa lên bề mặt da cá một lớp mỡ. Khi nướng cần lưu ý để lửa to lúc đầu rồi giảm nhỏ dần về sau.
- Ðể lạc rang dầu giòn lâu: khi lạc còn đang nóng, phun vào ít rượu trắng rồi trộn đều. Ðợi đến khi lạc gần hết nóng thì rắc muối ăn đã rang khô vào.
- Cách hấp cá có mùi vị béo ngậy, thơm ngon: khi hấp để một miếng mỡ gà lên mình cá
- Cách khử mùi tanh của tôm: Khi luộc cho vào một miếng quế.
- Xào ngó sen không bị thâm đen: Trong khi xào ta cho một chút nước lã vào.
- Ðể miếng sườn rán không bị co lại: Trước khi rán, nên xem những chỗ nào có gân thì dùng dao khía 2-3 khía.
- BỊ ONG ÐỐT: Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.
- HUYẾT ÁP CAO: ăn nhiều rau cần.
- HAY QUÊN: Uống nhân sâm (gingsen).
- HÔI NÁCH: Hãy ăn nhiều rau ngò.
- LÊN CƠN SUYỄN: Hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
- MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái.
- MỤN: Hãy ăn nhiều đậu, đỗ.
- NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
- NHỨC RĂNG: Ðể một cục nước đá trên huyệt Hợp Cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
- NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
- SAY SÓNG: Bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
- SỔ MŨI: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
- VỌP BẺ: Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.
- CÔN TRÙNG ÐỐT: Hãy bôi Tinh dầu tràm.
- Khử mùi hành tỏi trong mồm: Nhai một ít bã trà là hết hôi.
- Làm nước mắm, nước chấm ớt ngon mắt: Ớt xắt hoặc băm ra, đừng đập dập, cách này sẽ làm ớt nổi lên bề mặt nước chấm rất hấp dẫn.
- Xắt khoai tây thành lát không đứt, vỡ: Nhúng dao vào nước sôi rồi mới cắt
- Chữa canh mặn: Cho một lòng trắng trứng gà vào, chờ chín rồi vớt ra, đừng làm nát khó vớt. Lòng trắng sẽ rút bớt vị mặn.
- Bóc hoa quả dễ hơn: Nhúng vào nước nóng rồi vớt ra ngay, lúc này móng tay mềm cách mấy cũng lột được dễ dàng.
- Luộc khoai môn, khoai mì, khoai sọ: Luộc những loại khoai này nên ngâm vài giờ trước khi luộc để bay hết chất độc. Riêng khoai mì, cắt bỏ 2 đầu rồi mới lột vỏ, ngâm nước. Luộc những loại khoai này nên luộc kỹ, đừng nên nướng.
- Bảo quản chanh đã cắt: Lấy cái đĩa trải sẵn một ít giấm chua, rồi úp mặt cắt chanh vào.
- Rán bánh không cháy: Cho vài lát khoai tây thái nhỏ vào chảo rán trước, rồi mới cho bánh vào rán.
- Chiên khoai tây không cháy: Trước khi chiên, nhúng khoai vào nước muối pha loãng khoảng 3-5 phút. Nhớ là không ngâm khoai tây lâu vì sẽ làm mất vitamin C trong khoai.
- Rán thức ăn được giòn: Muốn rán giòn khoai tây, cá, tôm, cua lăn bột, nên rán ngập dầu mỡ trên lửa nhỏ. Dầu mỡ sôi rồi mới thả vào rán.
- Khi bị ong đốt: Nếu ở tay chân nặn nọc ong ra, sau đó lấy củ hành hoặc tỏi cắt đôi và chà xát vào chỗ bị ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, giã củ hành hoặc tỏi cho nhuyễn rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích.
- Khi muỗi hoặc kiến cắn: Xắt nát củ hành tây đắp lên những vết cắn, sẽ không bị ngứa, khó chịu nữa.
- Chữa bệnh ra mồ hôi chân: Nên thường xuyên ngâm chân vào nước muối ít nhất mỗi ngày một lần chừng 10 phút trở lên.
- Làm da mặt trắng trẻo mịn màng: Hằng ngày hãy rửa mặt bằng nước vo gạo thứ nhất.
- Cách giải độc gan: Mỗi tuần ăn 2 – 3 trứng (gà hay vịt) không để thiếu rau cải, uống nước nhiều.
- Chữa mồ hôi tay: Bài thuốc của cố lương y Vương Ðăng sau khi áp dụng chừng 1 – 3 lần vô cùng công hiệu: Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay xắt nhuyễn với hai cái chân gà, nêm nếm cho ngon như nấu canh, sau đó ăn cho hết.
- Chữa rụng tóc: Thịt heo ba chỉ có da : 200g. Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay. Nấu như nấu canh, chỉ nêm tiêu, muối không dùng hành lá, tỏi. Ngày ăn ngày nghỉ khoảng 10 lần trở lên thì dứt hẳn chứng rụng tóc.
- Cách làm sạch ví da với vết mực: Nhúng miếng bông vào rượu và chà nhẹ lên vết mực theo chuyển động tròn. Sau đó, dùng máy sấy ở chế độ mát để thổi khô chúng.
Với vết bẩn đen như màu thực phẩm, máu, bạn trộn một phần lem tartar (có bán ở các cửa hàng bán vật liệu làm bánh) với một phần nước cốt chanh, rồi đắp hỗn hợp này lên vết bẩn. Ðể 10 phút, lau sạch bằng vải mềm. Với vết dầu mỡ, bạn chỉ cần dùng miếng vải khô để lau, không nên dùng vải ẩm.
- Cách tẩy vết mực bút dính trên quần áo: Dùng bông gòn nhúng thật nhiều cồn 90 độ chà mạnh lên vết dơ rồi xả lại bằng nước lạnh. Dùng bông gòn nhúng Acéton (nước rửa móng tay) đắp lên chỗ dính mực bút bi. Khi mực đã bay đi, giặt lại bằng nước xà bông.
- Với vết mực in đen: Nhúng vết dơ vào sữa nóng, để đến khi nào vết dơ mất hãy lấy ra.
- Tẩy vết mực in màu hay vết sơn: Dùng dầu ăn (dầu dừa, dầu phộng, v.v...) chà mạnh lên vết dơ. Sau đó, bạn dùng cồn 90 độ để tẩy.
- Tẩy các vết dầu mỡ: Dùng củ cải đâm nhỏ chà xát lên chỗ dính dầu mỡ, xả lại bằng nước lã.
- Tẩy các vết nước trà: Lấy một miếng chanh chà mạnh lên chỗ vết nước trà, trong trường hợp không sẵn chanh, bạn nhúng ngay vào nước xà bông được đun nóng rồi vò đều tay. Cách này chỉ áp dụng khi vết nước trà mới bị vấy mà thôi.
- Tẩy các vết rỉ sắt: Dùng giấm có pha nước lã để giặt.
- Tẩy các vết máu: Ngâm áo quần hay chà xát chỗ có dính máu bằng nước tiểu, chắc chắn các vết sẽ mất ngay.
- Tẩy các vết mốc: pha một lượng bằng nhau dung dịch nước và amoniac, nhúng quần áo vào dung dịch này. Ðể ít lâu, vớt quần áo ra phơi khô. Sau đó, các bạn giặt lại bằng nước xà bông hoặc nấu lại. (không nên áp dụng với lụa hoặc quần áo màu)
- Tẩy các vết mồ hôi ở cổ áo, nách áo: Ngâm áo quần vào nước ấm có pha nước Javel, giặt lại bằng nước lã và xà bông. Nếu áo màu hoặc áo ny lon, không nên dùng nước Javel, mà phải ngâm áo trong nước lạnh hay nước ấm độ nửa giờ và dùng nước có pha amoniac để tẩy chỗ vết dơ.
- Tẩy các vết cháy xém: Lấy hàn the ngâm tan trong nước, chấm gòn hay dùng bàn chải mịn đánh lên vài lần rồi đánh lại với nước lã, dấu cháy sẽ mất.
- Sau khi nướng chín sườn hoặc thịt bò, nếu thấy thịt vẫn nhạt, bạn vẫn có thể ướp thêm bột ngọt hoặc đường, nước tương, tùy khẩu vị trong 10 phút.
- Với các loại rau có vị đắng như rau đắng, mướp đắng, cải xoăn, bạn nên ngâm rau trong bát nước đá, để vào tủ lạnh trong khoảng một giờ, vị đắng sẽ hết.
- Nếu muốn món salad ngon theo “chuẩn” nhà hàng, bạn nhớ để rau xà lách thật khô trước khi trộn nhé.
- Với các loại thảo mộc tươi, nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản, bạn hãy cho chúng vào bình nước và đặt trên kệ. Việc thay nước hàng ngày sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản 2 — 3 lần so với giữ trong tủ lạnh.
- Nếu quần áo trắng bị dính máu, bạn đổ trực tiếp ô-xy già lên đó, để 5 phút rồi lau lại với nước lạnh. Lặp lại cho đến khi vết máu sạch.
- Khi bị đau răng, dùng ô-xy già 3% pha với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi ngậm vài phút (có thể ngậm khoảng 30 phút/lần) đến khi hết đau.
- Da chân bị chai: Trộn ô-xy già và nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau, dùng hỗn hợp này để ngâm chân sẽ giúp da chân mềm mại, hết chai sạn.
- Nếu sàn gạch có vết bẩn lâu ngày khó tẩy sạch, bạn có thể xịt ô-xy già trực tiếp lên vết bẩn chờ ít phút rồi lau lại.
- Khi bị dao, kéo cắt vào tay, bạn rửa sạch tay rồi lấy mật ong thoa lên vùng da bị cắt hoặc có vết xước. Vết thương của bạn sẽ nhanh chóng lành lại.
- Sau khi mở túi bánh mì nhưng ăn không hết, bạn làm thế nào để bảo quản chúng? Ðầu tiên, bạn cần có một vỏ chai nước suối. Dùng kéo cắt rời đầu cổ chai, sau đó mở nắp chai ra. Xoắn túi đựng bánh mì luồn qua cổ chai nước suối bạn vừa cắt. Kế tiếp, mở phần túi bánh mì vừa xoắn phủ đều xung quanh miệng chai sao cho đậy được nắp chai trở lại. Như vậy là túi bánh mì còn lại của bạn đã được giữ kín.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét