Con là Tịnh Minh, con xin trình pháp với thầy: Trong thấy chỉ có thấy, có phải cái thấy không bị đồng hoá bởi đối tượng? Con xin cám ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khoẻ.
Trong thấy chỉ có thấy nghĩa là:
1) Đối với tâm thấy: không bị khái niệm, tư tưởng, quan niệm chủ quan (của cái ngã ý thức) che lấp, không bị thời gian tâm lý xen vào hoặc không bị tham sân si v.v... chi phối, nên tâm đủ sáng suốt định tĩnh trong lành hoặc rỗng rang lặng lẽ trong sáng để thấy thực tánh chân đế.
2) Đối với đối tượng: không bị lệ thuộc vào hình sắc bên ngoài (vì hình sắc hiện khởi do nhiều điều kiện khách quan xung quanh chứ không phải nó như chính nó là), đối tượng phải tự nhiên không do sắp đặt của người thấy, đối tượng là pháp thực tánh chân đế chứ không phải pháp chế định tục đế.
Đối với nghe, ngửi, nếm, xúc và biết cũng đều như vậy.
(Trong câu hỏi của con, nếu con hiểu "không bị đồng hoá bởi đối tượng" có nghĩa là không bị đối tượng chi phối làm mất chánh niệm tỉnh giác thì đúng. Nhưng nếu con hiểu là có khái niệm phân biệt giữa "người thấy" và "đối tượng được thấy" thì sai, vì chủ yếu "trong thấy chỉ có thấy" là cái thấy thuần khiết trong đó không còn cái "tôi" thấy nữa).
1) Đối với tâm thấy: không bị khái niệm, tư tưởng, quan niệm chủ quan (của cái ngã ý thức) che lấp, không bị thời gian tâm lý xen vào hoặc không bị tham sân si v.v... chi phối, nên tâm đủ sáng suốt định tĩnh trong lành hoặc rỗng rang lặng lẽ trong sáng để thấy thực tánh chân đế.
2) Đối với đối tượng: không bị lệ thuộc vào hình sắc bên ngoài (vì hình sắc hiện khởi do nhiều điều kiện khách quan xung quanh chứ không phải nó như chính nó là), đối tượng phải tự nhiên không do sắp đặt của người thấy, đối tượng là pháp thực tánh chân đế chứ không phải pháp chế định tục đế.
Đối với nghe, ngửi, nếm, xúc và biết cũng đều như vậy.
(Trong câu hỏi của con, nếu con hiểu "không bị đồng hoá bởi đối tượng" có nghĩa là không bị đối tượng chi phối làm mất chánh niệm tỉnh giác thì đúng. Nhưng nếu con hiểu là có khái niệm phân biệt giữa "người thấy" và "đối tượng được thấy" thì sai, vì chủ yếu "trong thấy chỉ có thấy" là cái thấy thuần khiết trong đó không còn cái "tôi" thấy nữa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét