Con xin được tri ân Ngài!
Thầy Viên Minh: Sai lầm lớn nhất của con người là cố chấp cái nhìn cục bộ của mình. Thực ra chân lý là pháp phổ biến, không dành riêng cho bất cứ ai. Mỗi người giác ngộ chân lý qua tầm nhìn của mình về chính mình và vạn pháp. Người có tầm nhìn lớn nhất là người thông suốt được tất cả tầm nhìn của nhân loại. Như đức Phật thấy được 62 tà kiến của thế gian. Đừng hiểu tà kiến là thấy sai, cái sai không phải ở thấy mà ở cố chấp cục bộ. Ví dụ như những người mù sờ voi, cho con voi là cái chân, cái bụng, cái lưng, cái ngà, cái đuôi, cái vòi, cái tai, con mắt v.v... mỗi ngườiđều đúng nhưng sai là do cố chấp vào cái nhìn cục bộ của mình mà thôi, thực ra con voi là tất cả những phần ấy không thể thiếu phần nào. Nhiều người Phật tử nghe Phật nói 62 tà kiến thì chấp rằng thường - đoạn, hữu biên - vô biên, có - không, khổ - lạc... đều sai. Phật nói 62 tà kiến vì ngoại đạo chấp một chiều mà trở thành phân biệt nhị nguyên, chỉ biết một mà không biết tất cả trong một. Phật có cái nhìn rộng lớn nên thấy nếu ráp 62 tà kiến lại trongmột cái nhìn phổ quát thì tất cả đều đúng, trong khi người Phật tử kia cứ bắt chước Phật chê tất cả đều là tà kiếnnên lại chấp vào "không" do đó không thể nào có được cái nhìn bất nhị.
Giả sử các tôn giáo khác đều thấp còn Phật giáo là tột đỉnh, thì cũng phải leo qua tôn giáo bậc 1, tôn giáo bậc 2, bậc 3... rồi mới leo lên đến tôn giáo tột đỉnh được. Có thể nói một tôn giáo tột đỉnh là tôn giáo ráp lại các tôn giáo bậc thấp mà có. Cũng như trước khi chứng quả Chánh Đẳng Giác, Phật cũng tu dưới rất nhiều hình thức đạo sĩngoại đạo khác nhau trong vô số kiếp. Đó là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi mà chủ yếu là phá đi những cố chấp cục bộ để trải nghiệm qua các chiều kích đa diện của pháp giới bao la này. Vì vậy đức Phật được gọi là bậc Minh Hạnh Túc. Sau khi giác ngộ đức Phật chỉ nói lên chân lý mà Ngài đã trải nghiệm và chứng nghiệm một cách toàn diện chứ không đưa ra chủ thuyết riêng của mình, do đó nếu nhìn kỹ chúng ta thấy Phật giáo bao gồm phần cao đẹp nhất của các tôn giáo như vô vi của Lão Tử, hữu vi của Khổng Tử, đức tin của đức Chúa Jesus v.v...
Thực ra các tông phái Phật Giáo Phát Triển về sau cũng chỉ triển khai những phương diện vốn có này trong giáo lý Nguyên Thủy của đức Phật. Các tông phái Phật Giáo Phát Triển tuy triển khai rất mạnh một phương diện nào đócủa Đạo Phật nhưng cũng vô tình cục bộ hóa giáo lý uyên nguyên phong phú và bất nhị của bậc Giác Ngộ. Một số ít phương pháp thiền phát triển từ thế kỷ 20 (tất nhiên không phải tất cả) mệnh danh là Thiền Nguyên Thủy đang thịnh hành tại các nước Phật giáo Nam Tông và trên thế giới, tuy cũng đạt được những sở đắc rất hấp dẫn nhưng xét cho cùng thì cũng chỉ phản ánh những kinh nghiệm cục bộ mà thôi.
Những người khác tôn giáo, khác tông phái, khác phương pháp tu tập ngồi lại với nhau thì gây ra tranh luận tự tán hủy tha, chính là biểu hiện tính cố chấp cục bộ của con người, và chính những người này biến tôn giáo hay tông phái vốn cũng đúng và hữu ích trong một phương diện nào đó trở thành phiến diện và cục bộ. Một người thông suốtđược tất cả những phương diện nhận thức và tu chứng cục bộ khác nhau này sẽ có một tầm nhìn khoáng đạt vô chấp và biết tôn trọng vị thế của các tôn giáo, tông phái hay pháp môn tu khác mình. Chúng ta vẫn thấy ra và phân tích những cái sai phát sinh do bảo thủ truyền thống kinh điển, cố chấp chủ thuyết hay ý thức hệ mà các tổ chức tôn giáo thêm thắt về sau để giúp mình và người khác trở về nguồn chân lý uyên nguyên bất nhị vốn sẵn có trong trời đất, chứ không thuộc quyền sở hữu của một tôn giáo nào.
Giả sử các tôn giáo khác đều thấp còn Phật giáo là tột đỉnh, thì cũng phải leo qua tôn giáo bậc 1, tôn giáo bậc 2, bậc 3... rồi mới leo lên đến tôn giáo tột đỉnh được. Có thể nói một tôn giáo tột đỉnh là tôn giáo ráp lại các tôn giáo bậc thấp mà có. Cũng như trước khi chứng quả Chánh Đẳng Giác, Phật cũng tu dưới rất nhiều hình thức đạo sĩngoại đạo khác nhau trong vô số kiếp. Đó là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi mà chủ yếu là phá đi những cố chấp cục bộ để trải nghiệm qua các chiều kích đa diện của pháp giới bao la này. Vì vậy đức Phật được gọi là bậc Minh Hạnh Túc. Sau khi giác ngộ đức Phật chỉ nói lên chân lý mà Ngài đã trải nghiệm và chứng nghiệm một cách toàn diện chứ không đưa ra chủ thuyết riêng của mình, do đó nếu nhìn kỹ chúng ta thấy Phật giáo bao gồm phần cao đẹp nhất của các tôn giáo như vô vi của Lão Tử, hữu vi của Khổng Tử, đức tin của đức Chúa Jesus v.v...
Thực ra các tông phái Phật Giáo Phát Triển về sau cũng chỉ triển khai những phương diện vốn có này trong giáo lý Nguyên Thủy của đức Phật. Các tông phái Phật Giáo Phát Triển tuy triển khai rất mạnh một phương diện nào đócủa Đạo Phật nhưng cũng vô tình cục bộ hóa giáo lý uyên nguyên phong phú và bất nhị của bậc Giác Ngộ. Một số ít phương pháp thiền phát triển từ thế kỷ 20 (tất nhiên không phải tất cả) mệnh danh là Thiền Nguyên Thủy đang thịnh hành tại các nước Phật giáo Nam Tông và trên thế giới, tuy cũng đạt được những sở đắc rất hấp dẫn nhưng xét cho cùng thì cũng chỉ phản ánh những kinh nghiệm cục bộ mà thôi.
Những người khác tôn giáo, khác tông phái, khác phương pháp tu tập ngồi lại với nhau thì gây ra tranh luận tự tán hủy tha, chính là biểu hiện tính cố chấp cục bộ của con người, và chính những người này biến tôn giáo hay tông phái vốn cũng đúng và hữu ích trong một phương diện nào đó trở thành phiến diện và cục bộ. Một người thông suốtđược tất cả những phương diện nhận thức và tu chứng cục bộ khác nhau này sẽ có một tầm nhìn khoáng đạt vô chấp và biết tôn trọng vị thế của các tôn giáo, tông phái hay pháp môn tu khác mình. Chúng ta vẫn thấy ra và phân tích những cái sai phát sinh do bảo thủ truyền thống kinh điển, cố chấp chủ thuyết hay ý thức hệ mà các tổ chức tôn giáo thêm thắt về sau để giúp mình và người khác trở về nguồn chân lý uyên nguyên bất nhị vốn sẵn có trong trời đất, chứ không thuộc quyền sở hữu của một tôn giáo nào.
Trích: Hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét