LÁ ĐU ĐỦ TỪ KINH NGHIỆM ĐẾN BẰNG CHỨNG KHOA HỌC VỀ TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ

Kinh nghiệm sử dụng lá đu đủ để điều trị bệnh ung thư được phổ biến lần đầu trên Tập san Gold Coast Bulletin ở Queensland. Australia vào tháng 5.1978. Một bệnh nhân 70 tuổi bị ung thư phổi, theo bác sĩ điều trị thì bệnh nhân chỉ sống được thêm 6 tháng. Theo chỉ dẫn của thổ dân ở Queensland, ông đã dùng lá đu đủ tươi, cắt nhỏ, sắc với nƣớc trong 2 giờ, gạn lấy nước sắc, uống mỗi lần 200ml, ngày uống 3 lần, sau 2 tháng đến bác sĩ khám lại thấy khối u biến mất, sau đó 16 bệnh nhân khác cũng được chữa khỏi nhờ phương pháp này.
Trường hợp khác cũng đã được ghi nhận ở vùng Pottsville BeachQueensland, một phụ nữ 63 tuổi cũng đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thƣ phổi và không qua khỏi sau 6 tháng, bệnh nhân uống liên tục nƣớc sắc lá đu đủ tươi trong 3 tháng, ngưng 3 tháng rồi sử dụng tiếp 3 tháng nữa, bà khỏi bệnh ung thư phổi. Sau đó vài năm, bà lại được chẩn đoán ung thư xương, không qua khỏi sau 2 tháng, bệnh nhân tiếp tục xuống nước sắc lá đu đủ và lại khỏi bệnh. Năm 1995, Nhật Bản đã sản xuất một chế phẩm có tên gọi là “Bionormaliser” từ đu đủ lên men, sử dụng cho cả các bệnh nhân ung thư và suy giảm miễn dịch. Sản phẩm này đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn tạo gốc tự do ngoại tế bào giảm sản sinh superoxid bởi menadion trong tế bào erythrocytes, ức chế hoạt động của gốc oxy giải phòng bởi thực bào. Năm 1999, một sản phẩm khác của Nhật Bản có tên gọi là PS 501, cũng sản xuất từ đu đủ lên men, đã được chứng minh là có tác dụng trên các tổn hại của DNA và các mô tế bào não chuột, bị gây kích động bằng 8-hydroxy-2- desoxy-guanosin.
Trng y học cổ truyền Ayurveda - Ấn Độ, đu đủ có tên là Papita, tiếng Phạn gọi là Chirbhita, có tác dụng ổn định thể dịch (kapha) và khí (vata), 2 trong 3 yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe con người (yếu tố thứ 3 là nhiệt-pitta). Quả có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Hạt trị giun sán, dịch chiết từ hạt trị phong thấp và giảm đau. Ở Trung Quốc, đu đủ có tên gọi là “phương mộc qua” – Fan mu gua, có vị ngọt, không nóng, không hàn. Đu đủ dùng trong các trƣờng hợp ăn không tiêu, đầy hơi gây đau tức ngực, dùng 30g đu đủ ngâm giấm, ăn mỗi ngày 2 lần. Trong trường hợp phụ nữ sau sinh thiếu sữa, hàng ngày ăn 500g đu đủ vừa chín hầm vơi chân giò. Ho dai dẳng, ngƣời mệt mỏi, nhược sức, thì dùng 500g đu đủ tươi hấp chín, ăn hàng ngày. Đối với bệnh chàm, lở loét ngoài da hoặc kẽ chân, lấy 1 quả đu đủ xanh, nghiền nát trộn với 30g muối, vắt lấy nước, đặp vào vết thương. Ở Jamaica, quả đu đủ xanh được xem là vị thuốc chữa bệnh ngoài da. Quả đu đủ đã đƣợc dùng tại khoa Nhi bệnh viện Royal-Victoria, tỉnh Banjul-Gambia để đắp vết bỏng, vết thƣơng mau lành, không gây sẹo, chưa ghi nhận các trường hợp nhiễm trùng nào. Điều này được các nhà khoa học giải thích, là do các men chymopapain và papain có khả năng thủy phân protein và do hoạt tính kháng khuẩn mạnh của đu đủ. Đại học Y Khoa Moscow thì giải thích, khả năng làm lành vết thương của đu đủ là do tác dụng chống oxy hóa, làm giảm tổn thương các mô do phản ứng oxy hóa. Ở Nước ta, vị thuốc “phan qua thụ” bao gồm cả quả xanh, quả chín, hoa, lá, nhựa và rễ của cây đu đủ, có tên khoa học là Carica papaya, thuộc họ Papayaceae. Quả mát gan, nhuận tràng, tiêu độc, tiêu đờn, tiêu thủng. Lá đắp chữa mụn nhọt, nước sắc lá rửa vết thương. Nhựa chế men tiêu hóa. Hoa dùng chữa ho. Rễ dùng chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn, phụ nữ có thai không nên dùng nhựa và ăn quả xanh. Trong các năm gần đây, còn dùng lá tươi để cả cuống, sắc lấy nước, ngày uống 3 lần, liên tục 15 – 20 ngày để trị ung thư phổi và ung thư vú.
Năm 1999, nhóm nghiên cứu của Viện Dược Liệu kết hợp với Đại học Quốc Gia và Học viện Quân Y đã chứng minh lá đu đủ có tác dụng ức chế tế bào ung thư Sarcom TG-180 trên chuột, sau đó đã kết hợp với tam thất và lá trinh nữ hoàng cung, tạo ra chế phẩm Panacrin. Chế phẩm này được Bệnh viện KTƢ thử nghiệm trên bệnh nhân, kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân ung thư gan và dạ dày sử dụng Panacrin trong 3 tháng, kéo dài thêm thời gian sống tốt hơn nhóm không dùng Panacrin. Đặc biệt, năm 2010, Noriko Otsuki đã chứng minh khả năng chống tăng sinh của tế bào khối u, thúc đẩy sản xuất cytokin Th1, giúp điều hòa miễn dịch, tăng khả năng gây độc tế bào, chống lại các tế bào ung thư, điều chỉnh gen chống ung thư có liên quan đến tế bào máu ngoại vi đơn nhân ở người, của dịch chiết nƣớc từ lá đu đủ. Điều đó gọi ý, tác dụng chống ung thư của lá đu đủ có thể cả trên cơ chế tăng cường miễn dịch cơ thể. 


PGS.TS.Nguyễn Thượng Dong


Trích: cây thuốc trị bệnh ung thư

p.nam chuyển bài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét