Tất cả chúng ta đều được tiếp xúc trong giới hạn an toàn với cả hai nguồn bức xạ là tự nhiên (mặt đất, vũ trụ...) và nhân tạo. Trong đó nguồn bức xạ nhân tạo chiếm khoảng 15% mà phần lớn trong số bức xạ nhân tạo con người tiếp xúc là trong y học như chụp phim X-quang, CT..., phần nhỏ từ điện hạt nhân, thử nghiệm vũ khí.Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi, giải thoát năng lượng dư thừa của nó và phát ra các bức xạ hạt nhân, thường được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như chùm electron phóng xạ beta; không mang điện như hạt nơtron, tia gamma.
Hình minh họa chùm tia gamma phát sinh trong một cơn bão. Ảnh: NASA.
Tại sao bức xạ có hại cho sức khỏe con người
Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào. Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư. Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.
Tác hại của phóng xạ đến sức khỏe con người
Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion ở mức thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được, nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày, bệnh trạng đã xuất hiện rõ. Nguy hiểm nhất đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các bức xạ ion là dẫn đến ung thư.
Da, tóc: Rụng tóc, ung thư da.
Mắt: Đục thủy tinh thể.
Tuyến giáp: Cường giáp, ung thư tuyến giáp.
Phổi: Ung thư phổi.
Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn.
Tiêu hóa: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Thần kinh: Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và mạch máu nhỏ, có thể gây co giật và chết ngay lập tức.
Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.
Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú.
Tủy xương: Ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như máu trắng, ung thư máu.
So sánh mức độ nguy cơ khi tiếp xúc phóng xạ: (đơn vị Sv)
Mức độ bình thường: Không triệu chứng, không có nguy cơ bị ung thư | |
0,00001-0,0004 | Chụp X-quang nha khoa, y khoa. |
0,0024 | Bức xạ tự nhiên mỗi người chịu được trong một năm. |
0,01 | Chụp CT toàn cơ thể trong y học. |
Triệu chứng không có ngay lập tức, tăng nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng sau này trong cuộc sống | |
0,1 | Giới hạn cho những người làm việc trong môi trường có phóng xạ mỗi 5 năm. |
0,35 | Độ phát hiện trong thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ. |
0,4 | Độ phát hiện phóng xạ trong sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau trận động đất và sóng thần Sendai 2011. |
1 | Có thể gây ra bệnh tật và buồn nôn bức xạ. |
Có khả năng gây tử vong bệnh bức xạ, nguy cơ cao hơn bị ung thư sau này trong cuộc sống | |
2 | Bệnh bức xạ cấp tính. |
5 | Một liều duy nhất có thể giết chết một nửa số người tiếp xúc trong vòng một tháng. |
6 | Mức độ tiêu biểu của công nhân trong thảm họa Chernobyl đã chết trong vòng một tháng. |
10 | Gây tử vong trong vòng vài tuần. |
Thường bệnh bức xạ cấp tính có biểu hiện khi tiếp xúc phóng xạ với một liều lượng lớn trong một thời gian ngắn. Tình trạng cũng xảy ra với tiếp xúc lâu dài.
Liều phóng xạ | 1-2 Sv | 2-6 Sv | 6-8 Sv | 8-10 Sv |
Triệu chứng sớm | ||||
Buồn nôn | 6 giờ | 2 giờ | 1 giờ | 10 phút |
Tiêu chảy | 8 giờ | 3 giờ | 1 giờ | |
Đau đầu | 24 giờ | 4 giờ | 2 giờ | |
Sốt | 3 giờ | 1 giờ | 1 giờ | |
Triệu chứng muộn | ||||
Chóng mặt
Mất phương hướng
| 1 tuần | Ngay lập tức | ||
Yếu đuối
Mệt mỏi
| 4 tuần | 1-4 tuần | 1 tuần | Ngay lập tức |
Rụng tóc
Nôn ra máu và tiêu ra máu
Nhiễm trùng
Chậm lành vết thương
Hạ huyết áp
| 1-4 tuần | 1 tuần | Ngay lập tức |
Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét