(TV5 Monde)
Dự luật được soạn thảo bởi Dân Biểu Tiểu Bang Todd Gloria (Dân Chủ-San Diego). Theo luật này, việc các cư dân California làm hóa lỏng tử thi của họ sau khi chết, trong một chất dung dịch sẽ trở nên hợp pháp. Dự luật đã được thống đốc ký vào ngày Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017.
Trong tiếng Anh, tiến trình này được gọi bằng những từ ngữ như water cremation (hỏa táng nước), aquamation, resomation, bio-creamation, hoặc flameless cremation (hỏa táng không lửa). Phương thức này được coi là một cách thức có lợi hơn nhiều cho môi trường sinh thái nhiều, để hủy một thi thể sau khi chết. Dự luật được bảo trợ bởi Qico, Inc., một công ty chuyên môn về hình thức táng xác này. AB 967 sẽ có hiệu lực sớm nhất là vào ngày 1 tháng Bảy, 2020.
Ông Jack Ingraham, giám đốc điều hành Qico, nói với tạp chí điện tử Inverse, “Nhiều người coi việc hỏa táng nước là một cách lựa chọn đầy lòng tôn trọng hơn, và chúng tôi mừng vì có nhiều người có thể được táng xác như vậy. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một xu hướng cho tương lai. Theo tôi nghĩ, trong vòng từ 10 năm cho tới 20 năm, việc hỏa táng sẽ được coi là một tiến trình dựa vào nước, và toàn thể tiến trình thiêu bằng lửa sẽ được thay thế.”
Không có chất lỏng thực sự được trả lại cho những người thân còn sống, chỉ có chất calcium còn lại, tức là xương. Ông Ingraham nói, “Xương cốt được nghiền nát ra tro, rồi được trả lại cho gia đình.” Ông nói thêm rằng tiến trình này cũng làm tăng khoảng 20-30 phần trăm cho lượng tro được trả lại cho gia đình.
Hiện nay, những cách lựa chọn chính lưu duy nhất có sẵn là mai táng hoặc hỏa táng. Cả hai cách đều không đặc biệt có lợi cho môi trường. Quan tài chiếm nhiều khoảng không gian quý giá, và được làm bằng gỗ phân hủy về mặt sinh học. Việc hỏa táng đòi phải đạt những mức nhiệt độ lên tới 1000 độ Fahrenheit, và điều này không giúp tiết kiệm năng lượng. Rồi cũng có một cách lựa chọn là “bắn” một tử thi lên không gian trong một chiếc hỏa tiễn, và điều này cũng không có lợi cho môi trường, vì các lý do hiển nhiên.
Ngược lại, lối táng xác bằng nước là phân hủy thi thể, DNA và mọi thứ, trong một cái bồn chất lỏng, biến xác thành một dung dịch tương đối vô hại, gồm nước hơi có chất kiềm (alkaline) có thể được trung hòa và được trả lại cho trái đất. California là tiểu bang mới đây nhất biến thủ tục này thành hợp pháp, cùng với 14 tiều bang khác.
Tiến trình hóa học đằng sau hỏa táng nước được gọi là thủy phân alkaline. Trong đó xác được đút vào trong một dung dịch potassium hydroxide và nước được đun nóng tới chừng 200 độ Fahrenheit. Đây là nhiệt độ còn thấp hơn so với nước đun sôi, và như vậy tiết kiệm năng lượng.
Tăng nhiệt độ và áp suất sẽ giúp cho xác được phân hủy càng nhanh hơn. Thường thì phải mất khoảng bốn giờ để làm phân hủy một bộ xương bằng hỏa táng nước. Đến cuối tiến trình, vật dạng chất rắn duy nhất có thể được để lại là một đống xương mềm. Thứ xương này được nghiền thành một chất bột vô trùng, được trả lại cho những người thân trong gia đình của người quá cố gắng mang về nhà..
Còn thịt, máu, và ruột thì sao? Tất cả những thứ khác bị hòa tan vào một chất lỏng màu xanh lục nâu, có chất base hơn so với lúc khởi đầu tiến trình. Ông Ingraham nói, “Đó là điều xảy ra trong một cuộc chôn cất tự nhiên trong lòng đất, chỉ trong một khung thời gian nhanh hơn.”
Phương pháp này đã được áp dụng cho loài thú cưng. Không những cách đó đỡ hao năng lượng hơn so với các phương pháp khác, mà còn tiêu diệt những chất gây bệnh có thể đe dọa tính mạng, như vi khuẩn, vi khuẩn, và prion gây ra chứng bệnh truyền nhiễm spongiform encephalopathy (bệnh não dạng bọt biển, một loại bệnh bò điên), không phải luôn luôn bị vô hiệu hóa bằng nhiệt.
Ý nghĩ về việc làm cho xác hóa lỏng là khá kỳ quặc, nhưng California không phải là tiểu bang đầu tiên biến việc đó thành hợp pháp. Trước California đã có Oregon, Minnesota, Maryland, Maine, Kansas, Illinois, Florida, Colorado, Georgia, Wyoming, Idaho, và Nevada.
MH chuyển tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét