Như đã biết, khả năng phát hiện từ trường Trái đất đã được khẳng định ở chim, côn trùng và một số động vật có vú, khả năng này có thể giúp chúng di cư và định hướng trong thế giới xung quanh. Hiện tại, GS. Joe Kirschvink, nhà khoa học vật lý địa chất thuộc Học viện Công nghệ California cho biết ông đã xác nhận khả năng tương tự ở người.
Kirschvink khẳng định rằng các thí nghiệm của ông đã cho thấy khả năng cảm thụ từ trường của con người. Trước đó cũng đã có một số thí nghiệm đề cập đến vấn đề này nhưng chưa rõ ràng.
Trong buổi phỏng vấn với tạp chí Science sau khi công bố kết quả nghiên cứu tại Royal Institute of Navigation ở Anh, ông cho biết: “Con người có thể hoạt động như một thiết bị cảm biến từ trường”.
Kirschvink đã nhận được khoản đầu tư 900.000 USD để sử dụng cho các thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình tại Nhật Bản và New Zealand.
Mặc dù từ trước đến nay, khả năng “cảm thụ từ trường” của con người vẫn không nhận được sự đồng tình từ giới khoa học, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng thí nghiệm lần này là đáng tin cậy.
Theo nhà hoá học Peter Hore thuộc Đại học Oxford, “Kirschvink là một người rất thông minh và luôn cẩn thận trong các thí nghiệm của mình”.
Vậy làm thế nào con người có thể phát hiện trường vật chất vô hình này?
Hiện nay, chúng ta đều biết rằng, không chỉ bướm, chim chóc mà các động vật có vú cũng được phát hiện sở hữu khả năng này. Các động vật gặm nhắm thuộc họ chuột cũng có xu hướng xây tổ của chúng dọc theo các dòng chuyển năng lượng của từ trường. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm khác nhau giải thích cho hiện tượng này.
Có hai giả thuyết chính: giả thuyết thứ nhất cho rằng các trường từ của Trái đất có thể kích hoạt phản ứng lượng tử trong các protein sắc tố có tên cryptochromes. Các protein này được tìm thấy trong võng mạc của chim, chó, và thậm chí cả người, tuy nhiên cách chúng truyền tải thông tin của từ trường lên não bộ vẫn chưa được giải thích.
Một giả thuyết khác lại nói rằng, trong các thụ cảm thể của sinh vật có chứa các “kim la bàn” cực nhỏ có chứa hợp chất sắt Magnetit (Fe3O4) có khả năng luôn định hướng theo từ trường của Trái đất. Magnetit đã được tìm thấy trong mỏ chim, mũi cá hồi, nhưng không có nhiều bằng chứng ủng hộ giả thuyết này.
Lập luận của Kirschvink chủ yếu dựa vào giả thuyết thứ 2. Tuy nhiên, không giống các khoa học gia khác chủ yếu nghiên cứu trên động vật, ông đã hướng sự chú ý vào những gì xảy ra trên con người.
Hầu hết các thí nghiệm trước đó đều không thể triển khai tiếp tục và Kirschvink tin rằng nguyên nhân chính là bởi tình trạng nhiễu điện từ khi tiếp xúc với kết quả của những người làm thí nghiệm.
Để loại bỏ tình trạng trên, Kirschvink đã thiết kế một cái lồng mỏng gọi là lồng Faraday, lớp vỏ bằng nhôm có thể đảm bảo cho dòng từ trường trong lồng.
Như vậy, người tham gia thí nghiệm sẽ chỉ nhận một từ trường thuần túy mà không phải nhận bất kỳ kích thích nào khác từ bên ngoài.
Kirschvink cho đặt các đầu nối để đo điện não đồ (EEG) của tình nguyện viên, sau đó ông mở một từ trường xoay chiều tương tự với từ trường của Trái đất và quan sát sự thay đổi của EEG từ các màn hình bên ngoài.
Ông thấy rằng khi từ trường đổi chiều sang bên trái thì sóng Alpha (một loại sóng não cơ bản) xuất hiện sự sụt giảm đáng kể ở người tình nguyện.
“Sự sụt giảm các sóng Alpha trên EEG có liên quan đến quy trình hoạt động của não: điều này chứng tỏ một tập hợp nơ-ron đã được kích hoạt để đáp ứng với sự thay đổi duy nhất của từ trường”, ông nói với tạp chí Science.
Hiện vẫn ông còn rất nhiều việc cần phải làm, nhóm nghiên cứu ở Nhật đang tiến hành mở rộng thí nghiệm trong khi nhóm ở New Zealand bắt đầu tự tiến hành theo một dạng thí nghiệm tương tự.
Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để tìm hiểu, nhưng qua những thí nghiệm của Kirschvink, chúng ta biết được rằng giác quan thứ sáu của con người hoàn toàn tồn tại. Nó không phải “mê tín” như nhiều người nhìn nhận, nếu tiếp tục nghiên cứu khoa học có thể giải thích được. Và đó sẽ là những khám phá vô cùng thú vị về thân thể người trong tương lai.
Hoàng An biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét