Balalaika được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn ở Nga, nó có thể thực hiện đồng thời những việc: ghi lại hoạt động điện của não, đo hoạt động điện của cơ bắp, đo điện thế sinh học từ chuyển động của mắt, đo huyết áp và nhiệt độ da. Ý định khi tạo ra Balalaika là xây dựng một thiết bị ghép nối thần kinh cho phép chuyển các tín hiệu não của con người sang một thiết bị cơ khí, chẳng hạn như bộ xương trợ lực, xe lăn hoặc trò chơi máy tính.
Theo các nhà phát triển, Balalaika không phải là thiết bị ghép nối thần kinh máy tính đầu tiên được Đại học Liên bang Immanuel xây dựng, nhưng hiện nó là thiết bị tiên tiến nhất.
Với Balalaika, người ta có thể chơi trò chơi trên máy tính, điều khiển xe lăn hoặc thậm chí xương trợ lực mà không phải dùng tay. Nếu người khuyết tật không thể tự mình đến phòng khám, họ có thể tự kiểm tra các chỉ số ngay tại nhà và gửi kết quả cho bác sĩ.
Thử nghiệm Balalaika với một cánh tay máy. Ảnh: Đại học Liên bang Immanuel.
Các nhà khoa học đã vay mượn cái tên Balalaika - một nhạc cụ bằng gỗ với đặc trưng là thân đàn hình tam giác và có ba dây - từ bộ tiểu thuyết khoa học giả tưởng "Enclaves" của nhà văn Vadim Panov. Dự báo sự phát triển của công nghệ nano và kỹ thuật số trong tương lai gần, bộ tiểu thuyết này mô tả loại chip tam giác “balalaika” chuyển đổi con người thành những sinh vật cơ khi hóa (cyborg).
Phát biểu với hãng tin RIA Novosti của Nga, giám đốc dự án Natalya Shusharina tiết lộ rằng không như những con chíp trong tiểu thuyết gốc, hình dạng của thiết bị này không phải tam giác. Cái tên “Balalaika” đã được chọn vì nó có tiềm năng trở thành thương hiệu nổi tiếng. “Giống như của biểu tượng quả táo của hãng Apple, chúng tôi hy vọng rằng cái tên này sẽ cho chúng ta cơ hội nhận diện cao trên thị trường thế giới", bà nói .
Các nhà nghiên cứu hiện đang tập trung vào “avatar’, chương trình có khả năng kết nối hoạt động của con người và robot thông qua điều khiển từ xa. Giám đốc Viện, Maxim Patrushev giải thích: "Nói một cách tượng trưng thì khi một người giơ tay lên, con robot ở đằng xa cũng sẽ làm y như thế.”
Theo Patrushev, đến thời điểm này nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy bất kỳ thiết bị ghép nối thần kinh tương tự được xây dựng ở Nga. "Tất nhiên có những công ty vẫn sử dụng nó, chẳng hạn chi tiết có điều khiển sản xuất tại Mỹ hoặc mũ điện cực của Đức, nhưng chưa hề có dự án nào hoàn toàn tiến hành ở trong nước như chúng tôi”, ông nói thêm.
Tính năng đo đa mục tiêu của Balalaika cho phép các nhà nghiên cứu xác nhận rằng việc sử dụng đồng thời các tín hiệu điện, điện thế, điện cực và cảm biến đã cải thiện đáng kể độ chính xác khi giải thích hoạt động thể chất dựa trên tín hiệu não. Giả định rằng, sử dụng đa tín hiệu giúp giảm 100% xác suất sai số khi điều khiển từ xa bằng thiết bị điện não, thì đây sẽ là một bước đột phá về kỹ thuật ngành robot và bước tiến lớn của công nghệ hỗ trợ người bệnh sử dụng máy móc.
Tùng Anh
Theo: dantri.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét