Các mẹ đừng vội trách các bà mẹ chồng khó tính hoặc lại quay ra cằn nhằn chính mẹ ruột, người theo chân mình đi sinh chỉ vì các mẹ có những suy nghĩ cổ hũ trong cách chăm đẻ và trẻ sơ sinh.
Theo em thì cổ hũ hay không cũng còn do cách mẹ làm có khéo léo không mà thôi. Mẹ chồng em và em cũng tính tình khác nhau một trời một vực. Bà thì dịu dàng, đằm thắm còn em thì phóng khoáng, sỗ sàng nhưng hai mẹ con khi cùng nhau đi đẻ lại rất hòa thuận. Được như vậy là do em đã đi những bước trước, bàn bạc với mẹ kỹ lưỡng. Bà nghe những gì em nói, thấy tốt cho cháu thì giúp em một tay chăm cháu thôi ạ.
Em không dám qua mắt các mẹ giàu kinh nghiệm nhưng có những việc này thiết nghĩ phải dặn kỹ người nhà mình khi chăm bé mới sinh ạ:
Đợi qua ngày hẵng tắm bé và khi tắm không kỳ cọ quá kỹ
Thông thường một đứa bé sinh ra, việc làm đầu tiên là bé được tắm rửa sạch sẽ. Nhưng hiện nay, theo phương pháp chăm sóc sơ sinh mới nhất, bé sơ sinh không nên tắm luôn mà phải để đến ngày hôm sau. Điều này giống cũng như việc cắt dây rốn muộn. Lý do là vì việc chậm tắm giúp duy trì lớp da bảo vệ tự nhiên cho bé. Bé sống trong nước ối của mẹ được phủ một lớp màu trắng gọi là vernix để bảo vệ bé khỏi môi trường ngoài. Chất này có tính miễn dịch cao và là lá chắn rất lớn bảo vệ da và sức khỏe của em bé mới sinh. Nó đồng thời là kem dưỡng ẩm vừa cũng có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập. Sau khi sinh, lớp nước ối vẫn còn dính trên da bé và trong đó có chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi giúp sản xuất vitamin K cho trẻ. Vì vậy khi trẻ mới sinh ra, mẹ không nên tắm luôn mà hãy để lại lớp nước ối còn dính trên người bé.
Ở bệnh viện, y tá tắm bé không phải bằng nước mà bằng bông gạc và một dung dịch chuyên dụng để giúp bé giữ lại lớp lá chắn bảo vệ da nên các mẹ đừng hiểu nhầm là họ tắm cho bé sạch sẽ bằng nước nhé! Ngoài ra, sau khi được phép tắm bé, các mẹ nhớ dặn người nhà đừng kỳ cọ quá kỹ lưỡng mà tổn thương da bé nha!
Lấy 2 giọt máu gót chân
Cái này thì nhất thiết phải làm nha các mẹ! Hồi em sinh, do đau vết mổ nằm một chỗ nên không biết. Còn chồng thì cũng gà mờ như gì nên người ta lấy máu gót chân từ bao giờ mà không hay. Mãi đến khi chị họ em tới thăm, hỏi chuyện em tá hỏa là con chưa lấy. Cũng may còn kịp nên mới vội bế con đi lấy máu.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền. Sau sinh đủ 48 tiếng, tức từ 2-7 ngày là thời điểm lý tưởng nhất để xét nghiệm sàng lọc có yếu tố này bằng cách lấy máu gót chân sơ sinh. Nếu bé sinh non, nhẹ cân thì lấy máu gót chân trước ngày thứ 20. Việc lấy máu sẽ giúp mẹ lường trước rất nhiều căn bệnh nan y nguy hiểm cho bé, gồm: Bệnh suy giáp bẩm sinh, bệnh thiếu men G6PD, tăng tuyến thượng thận (rất nguy hiểm) và nhiều rối loạn khác có thể phát triển thành bệnh nan y. Nếu mầm mống bệnh được phát hiện sớm từ đầu sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị về sau, không để bé thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Dùng lá trầu không vẽ khuôn chân mày bé
Dù chưa có cơ sở xác minh tính khoa học nhưng các mẹ vẫn rất chuộng cách làm này. Vì cách làm này vô hại nên nếu mẹ muốn, mẹ có thể tham khảo và áp dụng cách vẽ chân mày cho bé bằng lá trầu không theo kinh nghiệm của các mẹ đi trước. Trước em cũng từng thấy chị nhà văn nổi tiếng bảo chân mày con chị đẹp cũng nhờ chồng chị vẽ bằng lá trầu không nên mới bắt chước làm và thấy đúng lắm luôn í! Tuy nhiên, cũng phải cẩn thận vì một số trẻ có thể bị dị ứng với nhựa của loại lá này đó! Còn cách làm cụ thể như sau: Khi bé còn trong tháng, tốt nhất là sau 3 ngày, mẹ có thể ra chợ mua lá trầu không, ngắt lấy cuống và dùng nhựa bôi lên khuôn chân mày theo ý muốn của mẹ, nhưng mỗi ngày chỉ thực hiện khoảng 2 lần vì nếu làm nhiều hơn có thể khiến cho da bé bị phồng rộp nha
Ngửi phân su con
Hồi năm 2012, khi đó em chưa lấy chồng, chị hàng xóm nhà em có con mới sinh 2 ngày, còn nằm trong bệnh viện đã phải một phen đứng trước ngưỡng tử. Người nhà chị kể, 2 ngày sau khi sinh cháu bé không đi ngoài và nôn ói nhiều. Khi thấy vậy mới đem qua phòng cấp cứu. Kết quả thăm khám và chụp X – Quang cho thấy cháu bé bị suy hô hấp; nhiễm trùng nhiễm độc nặng; ruột thủng tạng rỗng. Tình thế nguy cấp các bác sĩ phải cho bé phẫu thuật gấp nhưng không may ruột thủng mảng lớn, bé quá yếu nên không qua khỏi. Hồi đó bảo là đi đẻ kiếm thêm cháu cho vui nhà vui cửa, nào ngờ 2 đi chỉ về có 1, thêm cái tang trắng đầm đìa nước mắt. Chuyện đã lâu nhưng em thì cứ nhớ mãi, đặng mà rút kinh nghiệm cho mình sau này. Và thật con em sinh xong, chuyện theo dõi phân su con em dặn mẹ với chồng kỹ lưỡng lắm.
Theo lời khuyên của các bác sỹ, khi trẻ lọt lòng, thông thường sẽ thải phân su sau 6 - 8 tiếng (thường là chất dẻo nhão đen). Nếu trong thời gian này hoặc lâu hơn 24 tiếng mà bé không đào thải phân su thì phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhập viện cấp cứu để có hướng xử lý kịp thời. Nếu để tắc phân su khả năng tử vong sẽ rất lớn.
Kê gối dưới vai bé
Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm, lại thêm khí quản hẹp nên không chỉ từ tư thế bồng bế mà khi đặt bé nằm, mẹ cũng phải chú ý sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Đặc biệt, khi cho bé sơ sinh nằm gối nên kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian để tránh tổn thương đến đốt sống của bé sau này, tránh làm biến dạng cột sống từ khi còn quá nhỏ. Tốt nhất chỉ cho bé kê tấm khăn mềm gấp gọn để bảo vệ cột sống bé. Mẹ có thể đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở của bé. Nếu thấy bé thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc thì có thể yên tâm.
Dòm chừng cơn ngưng thở ở trẻ sinh non
Ở các bé đẻ non thường có cơn ngừng thở ngắn <15s. Cái này ít mẹ biết lắm nên em phải nó rõ cho các mẹ biết nha. Khi thấy bé có cơn ngưng thở này, phải kích thích để bé thở. Tốt nhất nên dùng phương pháp da kề da để phòng và chống cơn ngừng thở. Nếu cơn ngừng thở >15 s, trẻ tím tái hoặc cơn ngừng thở ngắn nhưng liên tục thì cần kích thích cho trẻ thở và sau đó đưa bé đi khám gấp.
Cởi bỏ chăn mền quấn bé
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh từ 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Các bé có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, dẫn đến viêm phổi. Chính vì vậy cần phải cho bé nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng 28 - 30 độ C (>250C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ theo kinh nghiệm dân gian của các cụ để tránh làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …
- Nếu nhiệt độ >37,5 độ: Mẹ cho bé nằm phòng thoáng, rồi nới lỏng quần áo, lấy khăn ấm chườm cho trẻ ở trán, nách, bẹn. Sau đó theo dõi sát nhiệt độ của bé. Nếu thấy biến chuyển xấu, sốt cao >38,5 độ C sẽ đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
- Nếu nhiệt độ <36 độ C: Ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.
Quên đi chuyện cho bé uống nước
Lúc em sinh, có một bà cho cháu uống vài ngụm nước để rửa miệng xong thì thằng bé lăn ra tím tái mặt mày phải đi cấp cứu. Lần đó thằng bé may mắn thoát chết nhưng bà thì được một phen muối mặt với bác sĩ vì chính hành động cho cháu uống thêm nước đã khiến bé bị ngộ độc suýt chết.
Thực ra các bé sơ sinh không cần thêm bất cứ loại nước nào để giải khát hay súc miệng. Các bé chỉ cần bú mẹ trực tiếp là đủ vệ sinh và chất dinh dưỡng thiết yếu nhất rồi nha!
Trên đây là 7 việc mẹ nên dặn người nhà phải kỹ lưỡng khi chăm sóc bé sơ sinh. Còn trong quá trình chăm sóc bé, nếu thấy dấu hiệu dưới đây thì phải cho trẻ nhập viện gấp:
- Bú ít hoặc bỏ bú;
- Co giật hoặc co cứng;
- Ngủ li bì khó đánh thức;
- Thở rít khi nằm yên, thở khò khè;
- Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt;
- Chảy máu bất cứ chỗ nào;
- Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi);
- Nôn liên tục, bụng chướng.
Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:
Chân mày con đen mượt, cong như lá liễu bất chấp gen bố mẹ nhờ loại hoa dại mọc đầy đồng
Con mới sinh chưa tròn tháng chết bất ngờ vì hội chứng nguy hiểm không chừa bất cứ trẻ sơ sinh nào
Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ mà không ăn quả mướp đúng thời điểm này khác gì đổ đi "vàng mười"
Theo: http://www.webtretho.com
Đợi qua ngày hẵng tắm bé và khi tắm không kỳ cọ quá kỹ
Thông thường một đứa bé sinh ra, việc làm đầu tiên là bé được tắm rửa sạch sẽ. Nhưng hiện nay, theo phương pháp chăm sóc sơ sinh mới nhất, bé sơ sinh không nên tắm luôn mà phải để đến ngày hôm sau. Điều này giống cũng như việc cắt dây rốn muộn. Lý do là vì việc chậm tắm giúp duy trì lớp da bảo vệ tự nhiên cho bé. Bé sống trong nước ối của mẹ được phủ một lớp màu trắng gọi là vernix để bảo vệ bé khỏi môi trường ngoài. Chất này có tính miễn dịch cao và là lá chắn rất lớn bảo vệ da và sức khỏe của em bé mới sinh. Nó đồng thời là kem dưỡng ẩm vừa cũng có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập. Sau khi sinh, lớp nước ối vẫn còn dính trên da bé và trong đó có chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi giúp sản xuất vitamin K cho trẻ. Vì vậy khi trẻ mới sinh ra, mẹ không nên tắm luôn mà hãy để lại lớp nước ối còn dính trên người bé.
Ở bệnh viện, y tá tắm bé không phải bằng nước mà bằng bông gạc và một dung dịch chuyên dụng để giúp bé giữ lại lớp lá chắn bảo vệ da nên các mẹ đừng hiểu nhầm là họ tắm cho bé sạch sẽ bằng nước nhé! Ngoài ra, sau khi được phép tắm bé, các mẹ nhớ dặn người nhà đừng kỳ cọ quá kỹ lưỡng mà tổn thương da bé nha!
Lấy 2 giọt máu gót chân
Cái này thì nhất thiết phải làm nha các mẹ! Hồi em sinh, do đau vết mổ nằm một chỗ nên không biết. Còn chồng thì cũng gà mờ như gì nên người ta lấy máu gót chân từ bao giờ mà không hay. Mãi đến khi chị họ em tới thăm, hỏi chuyện em tá hỏa là con chưa lấy. Cũng may còn kịp nên mới vội bế con đi lấy máu.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền. Sau sinh đủ 48 tiếng, tức từ 2-7 ngày là thời điểm lý tưởng nhất để xét nghiệm sàng lọc có yếu tố này bằng cách lấy máu gót chân sơ sinh. Nếu bé sinh non, nhẹ cân thì lấy máu gót chân trước ngày thứ 20. Việc lấy máu sẽ giúp mẹ lường trước rất nhiều căn bệnh nan y nguy hiểm cho bé, gồm: Bệnh suy giáp bẩm sinh, bệnh thiếu men G6PD, tăng tuyến thượng thận (rất nguy hiểm) và nhiều rối loạn khác có thể phát triển thành bệnh nan y. Nếu mầm mống bệnh được phát hiện sớm từ đầu sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị về sau, không để bé thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Dùng lá trầu không vẽ khuôn chân mày bé
Dù chưa có cơ sở xác minh tính khoa học nhưng các mẹ vẫn rất chuộng cách làm này. Vì cách làm này vô hại nên nếu mẹ muốn, mẹ có thể tham khảo và áp dụng cách vẽ chân mày cho bé bằng lá trầu không theo kinh nghiệm của các mẹ đi trước. Trước em cũng từng thấy chị nhà văn nổi tiếng bảo chân mày con chị đẹp cũng nhờ chồng chị vẽ bằng lá trầu không nên mới bắt chước làm và thấy đúng lắm luôn í! Tuy nhiên, cũng phải cẩn thận vì một số trẻ có thể bị dị ứng với nhựa của loại lá này đó! Còn cách làm cụ thể như sau: Khi bé còn trong tháng, tốt nhất là sau 3 ngày, mẹ có thể ra chợ mua lá trầu không, ngắt lấy cuống và dùng nhựa bôi lên khuôn chân mày theo ý muốn của mẹ, nhưng mỗi ngày chỉ thực hiện khoảng 2 lần vì nếu làm nhiều hơn có thể khiến cho da bé bị phồng rộp nha
Ngửi phân su con
Hồi năm 2012, khi đó em chưa lấy chồng, chị hàng xóm nhà em có con mới sinh 2 ngày, còn nằm trong bệnh viện đã phải một phen đứng trước ngưỡng tử. Người nhà chị kể, 2 ngày sau khi sinh cháu bé không đi ngoài và nôn ói nhiều. Khi thấy vậy mới đem qua phòng cấp cứu. Kết quả thăm khám và chụp X – Quang cho thấy cháu bé bị suy hô hấp; nhiễm trùng nhiễm độc nặng; ruột thủng tạng rỗng. Tình thế nguy cấp các bác sĩ phải cho bé phẫu thuật gấp nhưng không may ruột thủng mảng lớn, bé quá yếu nên không qua khỏi. Hồi đó bảo là đi đẻ kiếm thêm cháu cho vui nhà vui cửa, nào ngờ 2 đi chỉ về có 1, thêm cái tang trắng đầm đìa nước mắt. Chuyện đã lâu nhưng em thì cứ nhớ mãi, đặng mà rút kinh nghiệm cho mình sau này. Và thật con em sinh xong, chuyện theo dõi phân su con em dặn mẹ với chồng kỹ lưỡng lắm.
Theo lời khuyên của các bác sỹ, khi trẻ lọt lòng, thông thường sẽ thải phân su sau 6 - 8 tiếng (thường là chất dẻo nhão đen). Nếu trong thời gian này hoặc lâu hơn 24 tiếng mà bé không đào thải phân su thì phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhập viện cấp cứu để có hướng xử lý kịp thời. Nếu để tắc phân su khả năng tử vong sẽ rất lớn.
Kê gối dưới vai bé
Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm, lại thêm khí quản hẹp nên không chỉ từ tư thế bồng bế mà khi đặt bé nằm, mẹ cũng phải chú ý sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Đặc biệt, khi cho bé sơ sinh nằm gối nên kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian để tránh tổn thương đến đốt sống của bé sau này, tránh làm biến dạng cột sống từ khi còn quá nhỏ. Tốt nhất chỉ cho bé kê tấm khăn mềm gấp gọn để bảo vệ cột sống bé. Mẹ có thể đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở của bé. Nếu thấy bé thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc thì có thể yên tâm.
Dòm chừng cơn ngưng thở ở trẻ sinh non
Ở các bé đẻ non thường có cơn ngừng thở ngắn <15s. Cái này ít mẹ biết lắm nên em phải nó rõ cho các mẹ biết nha. Khi thấy bé có cơn ngưng thở này, phải kích thích để bé thở. Tốt nhất nên dùng phương pháp da kề da để phòng và chống cơn ngừng thở. Nếu cơn ngừng thở >15 s, trẻ tím tái hoặc cơn ngừng thở ngắn nhưng liên tục thì cần kích thích cho trẻ thở và sau đó đưa bé đi khám gấp.
Cởi bỏ chăn mền quấn bé
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh từ 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Các bé có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, dẫn đến viêm phổi. Chính vì vậy cần phải cho bé nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng 28 - 30 độ C (>250C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ theo kinh nghiệm dân gian của các cụ để tránh làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …
- Nếu nhiệt độ >37,5 độ: Mẹ cho bé nằm phòng thoáng, rồi nới lỏng quần áo, lấy khăn ấm chườm cho trẻ ở trán, nách, bẹn. Sau đó theo dõi sát nhiệt độ của bé. Nếu thấy biến chuyển xấu, sốt cao >38,5 độ C sẽ đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
- Nếu nhiệt độ <36 độ C: Ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.
Quên đi chuyện cho bé uống nước
Lúc em sinh, có một bà cho cháu uống vài ngụm nước để rửa miệng xong thì thằng bé lăn ra tím tái mặt mày phải đi cấp cứu. Lần đó thằng bé may mắn thoát chết nhưng bà thì được một phen muối mặt với bác sĩ vì chính hành động cho cháu uống thêm nước đã khiến bé bị ngộ độc suýt chết.
Thực ra các bé sơ sinh không cần thêm bất cứ loại nước nào để giải khát hay súc miệng. Các bé chỉ cần bú mẹ trực tiếp là đủ vệ sinh và chất dinh dưỡng thiết yếu nhất rồi nha!
Trên đây là 7 việc mẹ nên dặn người nhà phải kỹ lưỡng khi chăm sóc bé sơ sinh. Còn trong quá trình chăm sóc bé, nếu thấy dấu hiệu dưới đây thì phải cho trẻ nhập viện gấp:
- Bú ít hoặc bỏ bú;
- Co giật hoặc co cứng;
- Ngủ li bì khó đánh thức;
- Thở rít khi nằm yên, thở khò khè;
- Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt;
- Chảy máu bất cứ chỗ nào;
- Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi);
- Nôn liên tục, bụng chướng.
Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:
Chân mày con đen mượt, cong như lá liễu bất chấp gen bố mẹ nhờ loại hoa dại mọc đầy đồng
Con mới sinh chưa tròn tháng chết bất ngờ vì hội chứng nguy hiểm không chừa bất cứ trẻ sơ sinh nào
Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ mà không ăn quả mướp đúng thời điểm này khác gì đổ đi "vàng mười"
Theo: http://www.webtretho.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét