Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Cái mà tôi muốn nói là cái này, thầy đang đọc bài mà ngủ quên giựt mình thức dậy ngài vẫn tiếp tục đọc tiếp. Ngài ngủ thiệt, ngủ buông bút, rớt sách. Đệ tử để yên chứ đâu dám kêu, lát sau cây bút rớt cái độp, giựt mình lượm lên để lên bàn, đọc tiếp. Nghĩa là nãy giờ không phải stop mà là pause.
Hình Cố HT Tịnh Sự và Sư Giác Nguyên cách đây 38 năm |
Quí vị vô Google tìm “Hòa thượng Tịnh Sự”, trong đó sách của ngài là một tỷ. Ngài truyền Sadi giới cho tôi. Ngài là thủ khoa đầu tiên duy nhất ở Việt Nam (until now). Cuộc đời ngài có cái huyền thoại đó là ngày xưa ngài tu bên Bắc Tông. Ngài là giáo thọ có đệ tử cả ngàn ở chùa Bửu Hưng, Sa Đéc. Đến năm 36 tuổi, có cái đêm đó ngài đọc tạng luật của Hán Tạng thấy trong đó hơi kỳ kỳ. Ngài nghĩ không có lý nào một vị Chánh Đẳng Chánh Giác mà trục trặc như thế này, chắc cái này là của đời sau quá. Tự nhiên ngài thấy nó kỳ kỳ. Ngài nghĩ rất đơn giản, mình đang ở Bắc, Nam truyền mình không rành, thôi thì mình thử lục bên Nam truyền rồi combine hai thứ lại.
Tôi biết có nhiều người bị bế tắc bên Bắc Tông nhưng không dám qua Nam vì sợ người ta nói tiểu thừa, nhục. Có thật! Họ bị ám ảnh cái đó, nghĩa là họ cứ bị nhồi “tiểu, tiểu, tiểu”. Giống như nhiều cán bộ muốn nghiên cứu thêm nhưng mà sợ cái này là lý luận của tụi tư bản vậy, trong khi mình là “đỉnh cao trí tuệ” tiêu biểu cho tinh hoa loài người mà sao tự nhiên mình đi đọc sách về văn hóa, nghệ thuật, hội họa kiến trúc … của tụi tư bản thì hèn quá. Như bên Hồi Giáo họ bị nhồi riết rồi họ nói trên đời này mà perfect thì chỉ có thánh Allah thôi. Cho nên có cái ông đó dệt tấm thảm quá đẹp, hoàn hảo từng đường kim mũi chỉ, bạn ông nói cả đời chưa từng gặp cái tấm thảm nào hoàn hảo hơn tấm thảm này. Ổng nghe như vậy ổng xanh mặt, bạn về, ổng thò cái kéo cắt một góc hư tấm thảm để nó không perfect nữa, bởi nếu nó perfect thì sẽ là một sự phạm thượng với đức Allah. Có những thứ đức tin lạ quá cỡ thợ mộc như vậy.
Ngài mới mò qua bên Miên, ở chỉ có mấy tháng rồi ngài qua Thái. Lúc đó ngài mới 36 tuổi và trong đầu chỉ có hai thứ tiếng thôi đó là tiếng Hán và tiếng Việt. Rồi ngài xin vô chùa Thái mà rất là khó khăn vì ngôn ngữ bất đồng. Lúc đó có cái chuyện ngài xin giấy thông hành từ Miên qua bên Thái, ông hải quan là người Pháp, lúc đó đang rối rắm về chính trị nên ổng từ chối. Ngài cứ xin hoài nên ổng bực, ổng lấy cái cây thước khẽ ổng gõ đầu ngài. Tây mà, nó coi dân mình là man di lắm. “An-na –mít” mà. Nó gõ vừa xong thì cái đầu nó nhức như bưng, nó ôm cái đầu nó lăn, lăn. Nói theo trong kinh là tổn đức vì giống như là nó đánh nhầm bậc đại nhân. Có cái ông thông sự là người Việt, ổng có biết chút đỉnh, ổng nói: Chết you rồi, you đập nhầm thầy chùa rồi. Đánh nhầm thầy rồi. Thằng Tây nó hỏi tao phải làm sao bây giờ, cái đầu nó nhức quá. Xin lỗi đi, rồi ký giấy cho ổng đi. Ký xong là cái đầu nó tỉnh bơ trở lại. Lạ lắm.
Ngài qua Thái ngài học tiếng Thái. Học với ai? Ai đi qua Thái thì biết, chung quanh chùa con nít Thái, con nít Miên, con nít Lào, con nít Miến, con nít Tích Lan chúng nó coi cái chùa giống như cái đình vậy đó, má nó đem đồ ăn vô chùa, mấy sư ăn xong thì đến phiên tụi nó nhào vô nó ăn. Thanh niên ngoài phố về học đại học mà không có chỗ ăn chỗ ở cũng cứ nhào vô chùa, quét chùa là có cơm ăn. Chung quanh chùa thì người ta bán bánh đúc bánh đa… Ngài học tiếng Thái với mấy thằng nhóc, mấy thằng vô chùa đá banh, bắn bi. Ngài lượm mấy cái thẻ nhang có tiếng Thái, mấy cái miếng giấy gói bánh in, hỏi cái này đọc làm sao. Lúc ngài nói bập bẹ được thì cái lớp A-tỳ-đàm người ta đã khai giảng được 7 tháng rồi, nghĩa là ngài vô trễ bảy tháng mà tiếng Thái của ngài ấm a ấm ớ. Chương trình người ta 7 năm, ngài vô trễ 7 tháng nên ngài chỉ học được 6 năm 5 tháng. Học xong thì ngài đậu thủ khoa, tại Thái, ông thầy của ngài người Myanmar. Vừa học đạo vừa học ngôn ngữ. Bên Mỹ như vậy nhiều lắm, nhiều người VN qua vừa học đạo vừa học tiếng Mỹ. Nhưng thời này mình trau dồi tiếng Anh có điều kiện hơn ngày xưa ngài trau dồi tiếng Thái. Ngài học xong thì theo cái lệ của Miến Điện và Thái Lan là you đắp y xuất gia hay you ghi danh học một cái trường phải có sponsor. Vì nếu không có sponsor lỡ you bệnh thì ai gánh. Bà sponsor này có một cô con gái. Bà thương ngài. Khi ngài đậu thủ khoa xong thì bà vô đặt vấn đề với ngài. Bên Thái Lan người ta thấy chuyện đó bình thường lắm. “Con gái tôi thương you, nếu mà you tu luôn thì tụi tôi sponsor còn nếu không tu thì làm rể. Ngài nói không, tôi qua đây tôi học rồi tôi về xứ mà. Xong rồi ngài bỏ đi và về Việt Nam, rồi bà cũng liên lạc một thời gian bằng thơ qua bưu điện, rồi xong.
Đại khái đó là những cái mà tôi được nghe về ngài. Sẵn mình học A-tỳ-đàm thì mình phải biết ông tổ A-tỳ-đàm của mình chứ.
(Từ bài ghi âm Lớp A-tỳ-đàm, Dallas 2016 – Sư Giác Nguyên)
Tôi biết có nhiều người bị bế tắc bên Bắc Tông nhưng không dám qua Nam vì sợ người ta nói tiểu thừa, nhục. Có thật! Họ bị ám ảnh cái đó, nghĩa là họ cứ bị nhồi “tiểu, tiểu, tiểu”. Giống như nhiều cán bộ muốn nghiên cứu thêm nhưng mà sợ cái này là lý luận của tụi tư bản vậy, trong khi mình là “đỉnh cao trí tuệ” tiêu biểu cho tinh hoa loài người mà sao tự nhiên mình đi đọc sách về văn hóa, nghệ thuật, hội họa kiến trúc … của tụi tư bản thì hèn quá. Như bên Hồi Giáo họ bị nhồi riết rồi họ nói trên đời này mà perfect thì chỉ có thánh Allah thôi. Cho nên có cái ông đó dệt tấm thảm quá đẹp, hoàn hảo từng đường kim mũi chỉ, bạn ông nói cả đời chưa từng gặp cái tấm thảm nào hoàn hảo hơn tấm thảm này. Ổng nghe như vậy ổng xanh mặt, bạn về, ổng thò cái kéo cắt một góc hư tấm thảm để nó không perfect nữa, bởi nếu nó perfect thì sẽ là một sự phạm thượng với đức Allah. Có những thứ đức tin lạ quá cỡ thợ mộc như vậy.
Ngài mới mò qua bên Miên, ở chỉ có mấy tháng rồi ngài qua Thái. Lúc đó ngài mới 36 tuổi và trong đầu chỉ có hai thứ tiếng thôi đó là tiếng Hán và tiếng Việt. Rồi ngài xin vô chùa Thái mà rất là khó khăn vì ngôn ngữ bất đồng. Lúc đó có cái chuyện ngài xin giấy thông hành từ Miên qua bên Thái, ông hải quan là người Pháp, lúc đó đang rối rắm về chính trị nên ổng từ chối. Ngài cứ xin hoài nên ổng bực, ổng lấy cái cây thước khẽ ổng gõ đầu ngài. Tây mà, nó coi dân mình là man di lắm. “An-na –mít” mà. Nó gõ vừa xong thì cái đầu nó nhức như bưng, nó ôm cái đầu nó lăn, lăn. Nói theo trong kinh là tổn đức vì giống như là nó đánh nhầm bậc đại nhân. Có cái ông thông sự là người Việt, ổng có biết chút đỉnh, ổng nói: Chết you rồi, you đập nhầm thầy chùa rồi. Đánh nhầm thầy rồi. Thằng Tây nó hỏi tao phải làm sao bây giờ, cái đầu nó nhức quá. Xin lỗi đi, rồi ký giấy cho ổng đi. Ký xong là cái đầu nó tỉnh bơ trở lại. Lạ lắm.
Ngài qua Thái ngài học tiếng Thái. Học với ai? Ai đi qua Thái thì biết, chung quanh chùa con nít Thái, con nít Miên, con nít Lào, con nít Miến, con nít Tích Lan chúng nó coi cái chùa giống như cái đình vậy đó, má nó đem đồ ăn vô chùa, mấy sư ăn xong thì đến phiên tụi nó nhào vô nó ăn. Thanh niên ngoài phố về học đại học mà không có chỗ ăn chỗ ở cũng cứ nhào vô chùa, quét chùa là có cơm ăn. Chung quanh chùa thì người ta bán bánh đúc bánh đa… Ngài học tiếng Thái với mấy thằng nhóc, mấy thằng vô chùa đá banh, bắn bi. Ngài lượm mấy cái thẻ nhang có tiếng Thái, mấy cái miếng giấy gói bánh in, hỏi cái này đọc làm sao. Lúc ngài nói bập bẹ được thì cái lớp A-tỳ-đàm người ta đã khai giảng được 7 tháng rồi, nghĩa là ngài vô trễ bảy tháng mà tiếng Thái của ngài ấm a ấm ớ. Chương trình người ta 7 năm, ngài vô trễ 7 tháng nên ngài chỉ học được 6 năm 5 tháng. Học xong thì ngài đậu thủ khoa, tại Thái, ông thầy của ngài người Myanmar. Vừa học đạo vừa học ngôn ngữ. Bên Mỹ như vậy nhiều lắm, nhiều người VN qua vừa học đạo vừa học tiếng Mỹ. Nhưng thời này mình trau dồi tiếng Anh có điều kiện hơn ngày xưa ngài trau dồi tiếng Thái. Ngài học xong thì theo cái lệ của Miến Điện và Thái Lan là you đắp y xuất gia hay you ghi danh học một cái trường phải có sponsor. Vì nếu không có sponsor lỡ you bệnh thì ai gánh. Bà sponsor này có một cô con gái. Bà thương ngài. Khi ngài đậu thủ khoa xong thì bà vô đặt vấn đề với ngài. Bên Thái Lan người ta thấy chuyện đó bình thường lắm. “Con gái tôi thương you, nếu mà you tu luôn thì tụi tôi sponsor còn nếu không tu thì làm rể. Ngài nói không, tôi qua đây tôi học rồi tôi về xứ mà. Xong rồi ngài bỏ đi và về Việt Nam, rồi bà cũng liên lạc một thời gian bằng thơ qua bưu điện, rồi xong.
Đại khái đó là những cái mà tôi được nghe về ngài. Sẵn mình học A-tỳ-đàm thì mình phải biết ông tổ A-tỳ-đàm của mình chứ.
(Từ bài ghi âm Lớp A-tỳ-đàm, Dallas 2016 – Sư Giác Nguyên)
Nguồn: FB Toai Khanh Readers
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét