Ngẫm tích chuyện xưa thấy chạnh sầu.
Chức Nữ nao lòng se sắt nhớ
Ngưu Lang buốt dạ rã rời đau.
Nhân tình biết mấy lần chung nhịp
Ô Thước bao nhiêu bận nối cầu.
Khắc quạnh canh trường hiu hắt bóng
Cho lòng ly khách lại hoen châu.
Huy Vụ 12/08/18
* Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đày cả hai xuống bờ sông Ngân, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu (đọc chệch chữ Ngưu).
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
Thi sĩ Vương Bột đời Đường đã viết "Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" (nghĩa là Nước mùa thu cùng bầu trời bao la hòa làm một màu) để viết về khung cảnh thiên nhiên của thời tiết này vào mùa thu.
Chức Nữ nao lòng se sắt nhớ
Ngưu Lang buốt dạ rã rời đau.
Nhân tình biết mấy lần chung nhịp
Ô Thước bao nhiêu bận nối cầu.
Khắc quạnh canh trường hiu hắt bóng
Cho lòng ly khách lại hoen châu.
Huy Vụ 12/08/18
* Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đày cả hai xuống bờ sông Ngân, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu (đọc chệch chữ Ngưu).
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
Thi sĩ Vương Bột đời Đường đã viết "Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" (nghĩa là Nước mùa thu cùng bầu trời bao la hòa làm một màu) để viết về khung cảnh thiên nhiên của thời tiết này vào mùa thu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét