Sinh ra đã biết âm nhạc và làm toán?
Thomas Wiggins, còn gọi là chú mù Tom (1849 – 1908, Georgia, Mỹ) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen, lại bị mù bẩm sinh nên ông là nỗi thất vọng của chủ nô và không được cư xử như những người bình thường khác. Khi đó, chủ nô là Perry H. Oliver bán mẹ ông cho tướng James Bethune (Columbus, Georgia) trong một cuộc đấu giá nô lệ, và cho không ông. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho ông là Thomas Wiggins Bethune, nhưng cả thế giới gọi ông là chú mù Tom.
Khi còn được bồng trên tay, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc. Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của đứa bé da đen này. Khi Tom lên 3 tuổi, chú đã cất giọng ca hòa cùng giọng hát của các ái nữ nhà tướng James Bethune trọn cả bản nhạc một cách tài tình.
Năm lên 4 tuổi, chú Tom đã lén dạo nhạc trên dương cầm, những bản nhạc mà chú nghe được, một cách say sưa. Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm vào cây đàn. Vậy Tom đã học đàn từ đâu?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thời đó thì Tom đã có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo. Những ngón tay của chú lướt trên phím đàn một cách chính xác và điêu luyện. Có người còn cho rằng chắc chắn chú phải có thời gian học nhạc tại trường.
Tuy mù, nhưng Tom là một tài năng về âm nhạc.
Thấy Tom có năng khiếu âm nhạc, tướng James nhờ giáo sư Patti, người dạy nhạc cho các ái nữ của ông, dạy cho Tom, nhưng vị giáo sư này từ chối: “Tôi không thể chấp nhận dạy cho chú bé thêm một chút gì nữa vì tầm hiểu biết về âm nhạc của chú còn hơn cả tôi”.
Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể lọai nhạc nào, chú có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận loại gì.
Đồng thời, Tom còn có khả năng sáng tác hàng nghìn bản trường ca bất hủ. Các sáng tác với âm điệu tuyệt vời cùng những lời bài hát rất hay cho thấy chú Tom đã nắm được trọn vẹn kỹ thuật về nhạc lý. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc do đã có sẵn trong con người chú Tom.
Một trường hợp khác nữa là bà Shakuntala Devi, được mệnh danh là chiếc máy tính sống, người Ấn Độ. Bà du hành qua nhiều nước trên thế giới và đã làm cho không ít nhà toán học sửng sốt trước tài năng toán học xuất chúng. Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất nước Mỹ năm 1977. Tài nghệ siêu việt của bà đã được báo chí ca ngợi. Tên bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn sách ghi các thành tích kỉ lục trên thế giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước.
Bà Shakuntala Devi.
Khả năng tính toán của bà được phát hiện năm bà 3 tuổi. Tuy học vấn chỉ ở mức bình thường nhưng tên tuổi của bà đối với những con số là lẫy lừng. Với tài năng tính toán thiên phú, bà cứ tưởng rằng việc giỏi những con số là chuyện đương nhiên nhưng khi lớn lên, bà hiểu rằng không phải ai cũng giỏi như bà.
Bà từng nói: “Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy”.
Thiên tài học từ khi nào?
Ella May Thornton (1885 – 1971), một cựu thủ thư của thư viện bang Georgia, Mỹ, đã đặt ra một câu hỏi lớn sau khi nghiên cứu về chú Tom mù: “Một câu được đặt ra để hỏi các nhà tâm lý học, các nhà vật lý học, các nhà khoa học cùng các chuyên gia về âm nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp của chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã không tìm được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là luân hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó chú Tom đã là một nhạc sĩ siêu đẳng”.
Sự hiện diện của chú mù Tom ở Âu Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của chế độ nô lệ da đen ở Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà một người da trắng dù tài giỏi đến mấy cũng không làm được. Phải chăng tài năng này chú đã có từ kiếp trước? Nhiều giáo sư thời bấy giờ cho rằng đó là nhờ sự luân hồi.
Một trường hợp tương tự là bà xơ Teresa, một tu sĩ Ki-tô giáo, giáo sư mỹ thuật tại Chủng viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết trình về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại đại học Columbia. Bà đã có những nét vẽ điêu luyện mà chính bà cũng phải thừa nhận do tiền kiếp mà có.
“Kiếp trước” lạ lùng của đại tướng lừng danh thế giới
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp".
Tờ Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.
Đại tướng George Smith Patton (11/11/1885 - 21/12/1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ, một nhà chiến lược lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.
Một sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton:
Đại tướng George Smith Patton.
Hôm đó tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dầu hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra.
Trong khi tướng Patton nghe một viên đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên đại tá và nói: “Xin lỗi đại tá, mặc dù đại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà đại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”.
Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng: “Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…”.
“Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà A Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!”.
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện.
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước. Có đoạn ông viết: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.
Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26/7/1894 – 22/11/1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961.
Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa bao giờ gặp.
Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong “một kiếp” mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.
Tờ Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.
“Tẩy não”, “ăn cháo lú” để quên kiếp trước
Hầu hết mọi người đều không nhớ về tiền kiếp của mình, chỉ một số ít thì lại nhớ rất rõ. Vậy tại sao lại có sự quên này?
Nhiều duyên phận nên khó quên
Giải thích tại sao nhiều đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình mà công nhận cha mẹ khác ở nơi khác và khi đi tìm hiểu thì đúng như vậy như trường hợp của cháu Quyết ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình... BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây thực sự là sự đầu thai trở lại dương thế theo tư tưởng của nó, khi còn ở cõi trung giới mang thân ngũ ấm (cõi trung giới thực chất là cõi tư tưởng).
Nguyên nhân là do những đứa trẻ này có đời sống lâu bền và có duyên phận nhiều với cha mẹ cũ chưa được thực hiện. Cho nên, trong tàng thức (nơi trú ngụ của linh hồn) của đứa trẻ vẫn in đậm nét những thông điệp trong tàng thức của cha mẹ nó. Khi trẻ được đầu thai để sinh ra trong kiếp sống mới, thì cha mẹ mới chưa có gì lưu lại trong tàng thức của trẻ nên họ không có gì để lưu luyến. Họ chỉ mượn xác thân mới, thông qua tinh cha + huyết mẹ + thần thức của họ để thể hiện trên cuộc đời. Vì vậy, khi sinh ra đứa trẻ này vẫn tư duy cũ, thường có ý tưởng hành trình đi tìm cha mẹ cũ mà mọi mật mã thông tin đều được lập trình và lưu giữ trong tàng thức của họ.
Những đứa trẻ này khi chết với bất kỳ nguyên nhân nào thì nó vẫn giữ nguyên bản ngã cũ không hề thay đổi, nó chỉ mượn xác thân mới để thể hiện những ý tưởng của nó còn dang dở với cha mẹ cũ nói riêng và với cuộc đời nói chung. Trong những trường hợp này cha mẹ mới cũng không nên thất vọng mà giành giật cho riêng mình. Ngược lại nên phối hợp với cha mẹ cũ (nếu còn sống) để đứa trẻ được sống trong ngôi nhà chung và tình yêu thương của cha mẹ cũ, cũng như cha mẹ mới. Có như vậy đứa trẻ mới có được cuộc sống an lạc để duy trì bổn phận của mình với hai bên để hoàn thiện lý tưởng của mình trong kiếp sống cũ và đời sống mới. Về khía cạnh khoa học cũng như về tâm linh đều là sự tiến hóa chung của riêng đứa trẻ và của nhân loại để dần hoàn thiện mình và để đi đến chân lý tuyệt đối.
Ảnh minh họa.
Ăn “cháo lú” hay nghiệp báo duyên phận?
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA cho biết, đa phần chúng ta không nhớ rõ kiếp trước mình là ai, trừ các bậc tu hành đạt tới cảnh giới cao minh. Người xưa, giải thích hiện tượng "quên kiếp trước" như sau: Người ta khi chết đi phải qua cây cầu Nại Hà để tái sinh. Tại đầu cầu này có quán ăn, ai đi qua đó cũng được đãi ăn bát cháo.
Cháo này gọi là cháo lú. Công dụng chính của cháo lú là để linh hồn người chết quên hết những gì về quá khứ của đời mình để dễ dàng cho việc đầu thai sau này. Vì nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai tái sinh này và cả những lần chuyển sinh khác nữa. Nói tóm lại giống như là họ bị "tẩy não".
Theo cách giải thích của người xưa, cũng có những linh hồn tái sinh vẫn chưa "lú" hết, vẫn còn nhớ về kiếp trước, giống như khi "chuyển công tác" thì vẫn nhớ về "cơ quan cũ" vậy. Điều này ví như: ăn ít, hoặc vì lý do nào đó "chưa kịp ăn" cháo Lú nên người đó vẫn có thể nhớ về kiếp trước của minh. Đấy là sự giải thích theo kiểu "tín ngưỡng dân gian".
Còn theo đạo Phật, "sự quên" này do vô minh che khuất (giống như nước bị vẩn đục hoặc bị sôi, hoặc bị sóng dao động...) nên không nhìn thấy được nghiệp quả của quá khứ. Khi đủ duyên, đạt tới trạng thái tĩnh lặng và thanh tịnh thì nước lại trong suốt và ta lại có thể nhìn thấy sự kiện xảy ra trong kiếp quá khứ. Khi đã thấy suốt được quy luật của Nhân Quả - Luân hồi thì mọi sự sinh ra đều do Duyên hình thành, không có điều gì nằm ngoài sự điều khiển của quy luật Nhân - Duyên - Quả. Tuy nhiên, cho dù "cháo lú" có tác dụng hay không, thì "sự ảnh hưởng" của Nghiệp báo từ quá khứ vẫn còn tác động đến tương lai. Sự ảnh hưởng này thường được diễn tả bằng các thuật ngữ như thần đồng, siêu nhân, năng khiếu bẩm sinh, hoặc yếu tố di truyền...
Theo TS Vũ Thế Khanh, người Việt Nam từ xa xưa đã tin vào hiện tượng tái sinh (còn gọi là lộn kiếp). Khi gặp các trường hợp hữu sinh vô dưỡng nhiều lần, họ không muốn những đứa trẻ yểu tử ấy cứ 'lộn kiếp" vào nhà mình nữa nên thường đổ chàm vào mặt để "đuổi đi" hoặc đánh dấu các vết son xem sau này sẽ tái sinh về đâu.
Người Trung Quốc từ xa xưa cũng tin vào sự tái sinh: Chính Võ Tắc Thiên sinh ra cũng có "vết son" tại đúng vị trí tương tự như trên thi thể của một cung nữ bị giết mà Đường Cao Tông (Lý Trị) đã đánh dấu, ngày mà Võ Tắc thiên được sinh ra cũng trùng với ngày mà cung nữ bị giết, do vậy Võ Tắc Thiên được thiên vị ngay từ khi mới vào cung.
Thần thức là kho lưu trữ ký ức
ThS Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách "loài người với tri thức tâm linh" cho biết, các trường hợp đầu thai đều được nhận ra nhờ tự khẳng định phần nào ký ức của kiếp trước với các người có quan hệ như bố mẹ nhà cũ và mới, các người có quen biết từ kiếp trước, các người có quan hệ với kiếp trước...
Cơ sở khoa học của vấn đề này là do trong Thần thức của phần hồn của con người là kho lưu trữ các loại ký ức của suốt kiếp người khi sống ở cõi trần. Khi hết hạn mức sống ở cõi trần hay bị chết ngoại lệ do các kiểu, phần hồn tàng chứa ký ức được mang theo về cõi vong. Song do hai lần trải qua quá trình chuyển dạng thức sang vong hồn và lại từ dạng thức vong hồn trở lại dạng thức người, các ký ức sâu đậm mất dần trong thần thức.
Phần còn lại là những ký ức sâu sắc nhất còn tàng trữ trong thần thức của phần hồn hậu thân. Những ký ức này phải chờ đến khi phần xác của hậu thân phát triển các chức năng: nói, diễn đạt lưu loát của cơ quan phát âm thì các ký ức về sinh hoạt, về các kỹ năng cũ, về tình cảm cũ... mới được thể hiện hoặc tự khẳng định (phải ít nhất từ 26 tháng trở lên).
Các ký ức tàng chứa ở thần thức của phần hồn sẽ mang sang thần thức ấy ở vong hồn. Quá trình ở vong hồn, các ký ức phai nhạt dần qua từng giai đoạn ở các tầng của Trung giới và Thượng giới. Ở Thượng giới các ký ức ở kiếp người hầu như hết sạch. Bởi vì tất cả các siêu linh còn sót lại (tức không bị phá tan trong quá trình chuyển dạng và tồn tại ở cõi vong hồn) sẽ phải quay vòng trở lại kiếp khởi đầu - kiếp người ở cõi trần với một thần thức hết sạch các ký ức dục vọng, họ giống hệt các hợp tổ ban đầu hình thành các sinh linh mới và khác các trường hợp của các loại vong hồn đi đầu thai hoặc được đầu thai tình cờ may mắn.
Ở nước ta cũng như trên thế giới đã gặp khá nhiều các trường hợp chứng tỏ sự tái sinh. Trong gần 20 năm qua, 3 cơ quan (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ VHKTTT) đã cùng hợp tác trong chương trình nghiên cứu về tâm linh, ngoại cảm, trong khi nghiên cứu về các vụ án hình sự, đã tìm được nhiều bằng chứng thể hiện sự liên quan giữa hành vi kiếp hiện tại với các hành vi trong đời quá khứ của các đương sự gây án.
Theo Kienthuc.net.vn
Sự hiện diện của chú mù Tom ở Âu Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của chế độ nô lệ da đen ở Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà một người da trắng dù tài giỏi đến mấy cũng không làm được. Phải chăng tài năng này chú đã có từ kiếp trước? Nhiều giáo sư thời bấy giờ cho rằng đó là nhờ sự luân hồi.
Một trường hợp tương tự là bà xơ Teresa, một tu sĩ Ki-tô giáo, giáo sư mỹ thuật tại Chủng viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết trình về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại đại học Columbia. Bà đã có những nét vẽ điêu luyện mà chính bà cũng phải thừa nhận do tiền kiếp mà có.
“Kiếp trước” lạ lùng của đại tướng lừng danh thế giới
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp".
Tờ Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.
Đại tướng George Smith Patton (11/11/1885 - 21/12/1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ, một nhà chiến lược lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.
Một sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton:
Đại tướng George Smith Patton.
Hôm đó tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dầu hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra.
Trong khi tướng Patton nghe một viên đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên đại tá và nói: “Xin lỗi đại tá, mặc dù đại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà đại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”.
Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng: “Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…”.
“Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà A Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!”.
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện.
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước. Có đoạn ông viết: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.
Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26/7/1894 – 22/11/1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961.
Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa bao giờ gặp.
Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong “một kiếp” mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.
Tờ Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.
“Tẩy não”, “ăn cháo lú” để quên kiếp trước
Hầu hết mọi người đều không nhớ về tiền kiếp của mình, chỉ một số ít thì lại nhớ rất rõ. Vậy tại sao lại có sự quên này?
Nhiều duyên phận nên khó quên
Giải thích tại sao nhiều đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình mà công nhận cha mẹ khác ở nơi khác và khi đi tìm hiểu thì đúng như vậy như trường hợp của cháu Quyết ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình... BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây thực sự là sự đầu thai trở lại dương thế theo tư tưởng của nó, khi còn ở cõi trung giới mang thân ngũ ấm (cõi trung giới thực chất là cõi tư tưởng).
Nguyên nhân là do những đứa trẻ này có đời sống lâu bền và có duyên phận nhiều với cha mẹ cũ chưa được thực hiện. Cho nên, trong tàng thức (nơi trú ngụ của linh hồn) của đứa trẻ vẫn in đậm nét những thông điệp trong tàng thức của cha mẹ nó. Khi trẻ được đầu thai để sinh ra trong kiếp sống mới, thì cha mẹ mới chưa có gì lưu lại trong tàng thức của trẻ nên họ không có gì để lưu luyến. Họ chỉ mượn xác thân mới, thông qua tinh cha + huyết mẹ + thần thức của họ để thể hiện trên cuộc đời. Vì vậy, khi sinh ra đứa trẻ này vẫn tư duy cũ, thường có ý tưởng hành trình đi tìm cha mẹ cũ mà mọi mật mã thông tin đều được lập trình và lưu giữ trong tàng thức của họ.
Những đứa trẻ này khi chết với bất kỳ nguyên nhân nào thì nó vẫn giữ nguyên bản ngã cũ không hề thay đổi, nó chỉ mượn xác thân mới để thể hiện những ý tưởng của nó còn dang dở với cha mẹ cũ nói riêng và với cuộc đời nói chung. Trong những trường hợp này cha mẹ mới cũng không nên thất vọng mà giành giật cho riêng mình. Ngược lại nên phối hợp với cha mẹ cũ (nếu còn sống) để đứa trẻ được sống trong ngôi nhà chung và tình yêu thương của cha mẹ cũ, cũng như cha mẹ mới. Có như vậy đứa trẻ mới có được cuộc sống an lạc để duy trì bổn phận của mình với hai bên để hoàn thiện lý tưởng của mình trong kiếp sống cũ và đời sống mới. Về khía cạnh khoa học cũng như về tâm linh đều là sự tiến hóa chung của riêng đứa trẻ và của nhân loại để dần hoàn thiện mình và để đi đến chân lý tuyệt đối.
Ảnh minh họa.
Ăn “cháo lú” hay nghiệp báo duyên phận?
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA cho biết, đa phần chúng ta không nhớ rõ kiếp trước mình là ai, trừ các bậc tu hành đạt tới cảnh giới cao minh. Người xưa, giải thích hiện tượng "quên kiếp trước" như sau: Người ta khi chết đi phải qua cây cầu Nại Hà để tái sinh. Tại đầu cầu này có quán ăn, ai đi qua đó cũng được đãi ăn bát cháo.
Cháo này gọi là cháo lú. Công dụng chính của cháo lú là để linh hồn người chết quên hết những gì về quá khứ của đời mình để dễ dàng cho việc đầu thai sau này. Vì nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai tái sinh này và cả những lần chuyển sinh khác nữa. Nói tóm lại giống như là họ bị "tẩy não".
Theo cách giải thích của người xưa, cũng có những linh hồn tái sinh vẫn chưa "lú" hết, vẫn còn nhớ về kiếp trước, giống như khi "chuyển công tác" thì vẫn nhớ về "cơ quan cũ" vậy. Điều này ví như: ăn ít, hoặc vì lý do nào đó "chưa kịp ăn" cháo Lú nên người đó vẫn có thể nhớ về kiếp trước của minh. Đấy là sự giải thích theo kiểu "tín ngưỡng dân gian".
Còn theo đạo Phật, "sự quên" này do vô minh che khuất (giống như nước bị vẩn đục hoặc bị sôi, hoặc bị sóng dao động...) nên không nhìn thấy được nghiệp quả của quá khứ. Khi đủ duyên, đạt tới trạng thái tĩnh lặng và thanh tịnh thì nước lại trong suốt và ta lại có thể nhìn thấy sự kiện xảy ra trong kiếp quá khứ. Khi đã thấy suốt được quy luật của Nhân Quả - Luân hồi thì mọi sự sinh ra đều do Duyên hình thành, không có điều gì nằm ngoài sự điều khiển của quy luật Nhân - Duyên - Quả. Tuy nhiên, cho dù "cháo lú" có tác dụng hay không, thì "sự ảnh hưởng" của Nghiệp báo từ quá khứ vẫn còn tác động đến tương lai. Sự ảnh hưởng này thường được diễn tả bằng các thuật ngữ như thần đồng, siêu nhân, năng khiếu bẩm sinh, hoặc yếu tố di truyền...
Theo TS Vũ Thế Khanh, người Việt Nam từ xa xưa đã tin vào hiện tượng tái sinh (còn gọi là lộn kiếp). Khi gặp các trường hợp hữu sinh vô dưỡng nhiều lần, họ không muốn những đứa trẻ yểu tử ấy cứ 'lộn kiếp" vào nhà mình nữa nên thường đổ chàm vào mặt để "đuổi đi" hoặc đánh dấu các vết son xem sau này sẽ tái sinh về đâu.
Người Trung Quốc từ xa xưa cũng tin vào sự tái sinh: Chính Võ Tắc Thiên sinh ra cũng có "vết son" tại đúng vị trí tương tự như trên thi thể của một cung nữ bị giết mà Đường Cao Tông (Lý Trị) đã đánh dấu, ngày mà Võ Tắc thiên được sinh ra cũng trùng với ngày mà cung nữ bị giết, do vậy Võ Tắc Thiên được thiên vị ngay từ khi mới vào cung.
Thần thức là kho lưu trữ ký ức
ThS Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách "loài người với tri thức tâm linh" cho biết, các trường hợp đầu thai đều được nhận ra nhờ tự khẳng định phần nào ký ức của kiếp trước với các người có quan hệ như bố mẹ nhà cũ và mới, các người có quen biết từ kiếp trước, các người có quan hệ với kiếp trước...
Cơ sở khoa học của vấn đề này là do trong Thần thức của phần hồn của con người là kho lưu trữ các loại ký ức của suốt kiếp người khi sống ở cõi trần. Khi hết hạn mức sống ở cõi trần hay bị chết ngoại lệ do các kiểu, phần hồn tàng chứa ký ức được mang theo về cõi vong. Song do hai lần trải qua quá trình chuyển dạng thức sang vong hồn và lại từ dạng thức vong hồn trở lại dạng thức người, các ký ức sâu đậm mất dần trong thần thức.
Phần còn lại là những ký ức sâu sắc nhất còn tàng trữ trong thần thức của phần hồn hậu thân. Những ký ức này phải chờ đến khi phần xác của hậu thân phát triển các chức năng: nói, diễn đạt lưu loát của cơ quan phát âm thì các ký ức về sinh hoạt, về các kỹ năng cũ, về tình cảm cũ... mới được thể hiện hoặc tự khẳng định (phải ít nhất từ 26 tháng trở lên).
Các ký ức tàng chứa ở thần thức của phần hồn sẽ mang sang thần thức ấy ở vong hồn. Quá trình ở vong hồn, các ký ức phai nhạt dần qua từng giai đoạn ở các tầng của Trung giới và Thượng giới. Ở Thượng giới các ký ức ở kiếp người hầu như hết sạch. Bởi vì tất cả các siêu linh còn sót lại (tức không bị phá tan trong quá trình chuyển dạng và tồn tại ở cõi vong hồn) sẽ phải quay vòng trở lại kiếp khởi đầu - kiếp người ở cõi trần với một thần thức hết sạch các ký ức dục vọng, họ giống hệt các hợp tổ ban đầu hình thành các sinh linh mới và khác các trường hợp của các loại vong hồn đi đầu thai hoặc được đầu thai tình cờ may mắn.
Ở nước ta cũng như trên thế giới đã gặp khá nhiều các trường hợp chứng tỏ sự tái sinh. Trong gần 20 năm qua, 3 cơ quan (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ VHKTTT) đã cùng hợp tác trong chương trình nghiên cứu về tâm linh, ngoại cảm, trong khi nghiên cứu về các vụ án hình sự, đã tìm được nhiều bằng chứng thể hiện sự liên quan giữa hành vi kiếp hiện tại với các hành vi trong đời quá khứ của các đương sự gây án.
Theo Kienthuc.net.vn