EINSTEIN&TAGORE-LUẬN VỀ ÂM NHẠC



Ngày 14-7-1930 Tagore đã đàm luận với nhà bác học A.Einstein ở Berlin về vật lý, triết lý và nhất là về âm nhạc. Qua cuộc đàm luận có ghi lại này, Tagore tỏ ra rất am tường âm nhạc Tây phương và là một bậc thầy của nhạc truyền thống Ấn/Bengal. Vật lý nguyên tử cho thấy vũ trụ vừa tuân theo luật nhân-quả vừa có phần tự do bất định, vừa trật tự vừa vô trật tự, từ đấy hai người bàn luận trao đổi về âm nhạc, một nghệ thuật vừa cố định vừa bất định. Sau đây là phần phỏng dịch tóm lược theo mạng school of wisdom:
A.Einstein : Tôi tin rằng bất luận chúng ta làm gì hay sống thế nào cũng đều theo luật nhân quả (causality), tuy vậy cũng may là chúng ta không hiểu thông suốt nó.
Tagore : Trong nhân gian, có yếu tố co dãn, có sự tự do trong giới hạn nào đó giúp ta biểu lộ nhân cách riêng. Cũng như nhạc Ấn Độ không cứng nhắc cố định như nhạc Tây phương. Ở Ấn người soạn nhạc có thể đưa ra một cái khung tổng quát, một hệ thống âm điệu (melody) và nhịp điệu (rythmic arrangement), nhưng vẫn dành phần nào cho người trình diễn được linh động tự do…Chúng tôi tán thưởng người soạn nhạc với thiên khiếu tạo dựng những âm điệu phong phú tuyệt mỹ, nhưng chúng tôi vẫn mong người trình diễn mang tài riêng của mình vào để tạo nên những giai điệu uyển chuyển tô điểm thêm cho bản nhạc.
A.Einstein :…..Ở Âu châu âm nhạc đã tách rời quá xa nghệ thuật bình dân và tâm tư quần chúng, nó trở thành một nghệ thuật bí hiểm-secret art- với rất nhiều ước lệ và truyền thống cổ điển…ngay cả thay đổi uyển chuyển-variations- cũng được qui định sẵn…Thế lời lẽ trong bài ca Ấn có được tự do không ?
Tagore : Có chứ, ở Bengal chúng tôi, ca sĩ có thể chêm vào lời bình hay câu chuyện giữa bản nhạc, khán giả đôi khi rất thích thú nếu ca sĩ có thêm đôi lời xuất ý hay, duyên dáng.
A.Einstein : Còn hình thức âm độ-metrical form- có chặt chẽ lắm không ?
Tagore : Rất chặt chẽ-không thể đi quá đà uyển chuyển được, người hát phải giữ nhịp phách-rhythm and the time- Nhạc Tây phương thì có tự do về thời-time- nhưng không có tự do về âm điệu-melody.
A.Einstein : Nhạc Ấn có thể hát mà không cần lời không ?
Tagore: Có chứ, chúng tôi có loại ca với những lời vô nghĩa (songs with unmeaning words), âm thanh chỉ là con tầu chuyên chở nốt nhạc. Ở Bắc Ấn âm nhạc là một nghệ thuật riêng, không phải là để diễn Lời hay Ý như ở Bengal, âm nhạc ở đấy vô cùng phức tạp và vi diệu, một thế giới âm điệu riêng...Nhạc cụ được dùng để giữ nhịp, khuếch đại và xuống sâu thăm thẳm, chứ không dùng để hòa âm. Nhạc Tây phương thì âm điệu bị hòa âm áp đảo phải không ? ( melody suffered by the imposition of harmony.)?
A.Einstein : Đúng thế, đôi khi bị áp chế nặng, có khi hòa âm nuốt luôn âm điệu.
Tagore: Âm điệu với hòa âm cũng ví như thể nét vẽ với mầu sắc ( lines and colors) trong một bức tranh. Một bức tranh toàn nét vẽ cũng có thể đẹp, tô mầu sắc vào có khi làm bức tranh trở nên mơ hồ, vô nghĩa. Nhưng mầu sắc hòa hợp với nét vẽ cũng tạo được bức họa tuyệt mỹ, miễn là đừng che mất đừơng nét và phá mất giá trị riêng của chúng.
A.Einstein: Tiên sinh so sánh rất đẹp, đường nét có trước mầu sắc. Dường như âm điệu nhạc Ấn rất giầu trong cấu trúc hơn nhạc Tây phương, nhạc Nhật Bản hình như cũng thế.
Tagore : Rất khó phân tích tác động nhạc Đông lẫn nhạc Tây lên tâm trí. Tôi rất rung động khi nghe nhạc Tây phương, đồ sộ, tạo dựng thật vĩ đại. Lời ca trong nhạc Ấn rung cảm tôi xâu xa hơn, nhạc Tây phương hùng hồn, phông nhạc rộng lớn với cấu trúc Gothic…Tiếng dương cầm làm tôi băn khoăn bối rối, nghe vĩ cầm tôi thích hơn nhiều (1)
A.Einstein : Âm nhạc thật hay thì dù Đông hay Tây, cũng không thể phân tích mổ xẻ được.
Tagore : đúng thế, mà người nghe cảm nhận thế nào thì cũng ngoài suy luận…
A.Einstein :..bông hoa đỏ trên bàn kia, tôi với tiên sinh mỗi người thấy một khác.
Tagore : Tuy vậy vẫn có sự dung hòa (reconciliation), mỗi người thưởng thức theo một tiêu chuẩn chung ( the individual taste conforming to the universal standard).
Phạm Việt Hưng phỏng dịch


Ghi chú (1) A.Eistein, 1879-1955 kém Tagore 18 tuổi, Nobel 1921, chơi violin rất hay, thuyết vũ trụ thống nhất trường của ông hẳn áp dụng trước tiên vào các bộ môn đa dạng, ở mức độ cao, khoa học vật lý hay nghệ thuật chỉ là một, đồng nguyên. Tagore nhắc tới nhạc Bắc Ấn có thể là loại nhạc kèn đồng âm vang giữa núi cao Hy Mã, Tây Tạng, sâu thăm thẳm, không cần lời.



                               


Tagore and Einstein
Tagore and Einstein met through a common friend, Dr. Mendel. Tagore visited Einstein at his residence at Kaputh in the suburbs of Berlin on July 14, 1930, and Einstein returned the call and visited Tagore at the Mendel home. Both conversations were recorded and the above photograph was taken. The July 14 conversation is reproduced here, and was originally published in The Religion of Man (George, Allen & Unwin, Ltd., London), Appendix II, pp. 222-225.

TAGORE: I was discussing with Dr. Mendel today the new mathematical discoveries which tell us that in the realm of infinitesimal atoms chance has its play; the drama of existence is not absolutely predestined in character.

EINSTEIN: The facts that make science tend toward this view do not say good-bye to causality.

EINSTEIN: One tries to understand in the higher plane how the order is. The order is there, where the big elements combine and guide existence, but in the minute elements this order is not perceptible.

TAGORE: Thus duality is in the depths of existence, the contradiction of free impulse and the directive will which works upon it and evolves an orderly scheme of things.

EINSTEIN: Modern physics would not say they are contradictory. Clouds look as one from a distance, but if you see them nearby, they show themselves as disorderly drops of water.

TAGORE: I find a parallel in human psychology. Our passions and desires are unruly, but our character subdues these elements into a harmonious whole. Does something similar to this happen in the physical world? Are the elements rebellious, dynamic with individual impulse? And is there a principle in the physical world which dominates them and puts them into an orderly organization?

EINSTEIN: Even the elements are not without statistical order; elements of radium will always maintain their specific order, now and ever onward, just as they have done all along. There is, then, a statistical order in the elements.

TAGORE: Otherwise, the drama of existence would be too desultory. It is the constant harmony of chance and determination which makes it eternally new and living.

EINSTEIN: I believe that whatever we do or live for has its causality; it is good, however, that we cannot see through to it.

TAGORE: There is in human affairs an element of elasticity also, some freedom within a small range which is for the expression of our personality. It is like the musical system in India, which is not so rigidly fixed as western music. Our composers give a certain definite outline, a system of melody and rhythmic arrangement, and within a certain limit the player can improvise upon it. He must be one with the law of that particular melody, and then he can give spontaneous expression to his musical feeling within the prescribed regulation. We praise the composer for his genius in creating a foundation along with a superstructure of melodies, but we expect from the player his own skill in the creation of variations of melodic flourish and ornamentation. In creation we follow the central law of existence, but if we do not cut ourselves adrift from it, we can have sufficient freedom within the limits of our personality for the fullest self-expression.

EINSTEIN: That is possible only when there is a strong artistic tradition in music to guide the people's mind. In Europe, music has come too far away from popular art and popular feeling and has become something like a secret art with conventions and traditions of its own.

TAGORE: You have to be absolutely obedient to this too complicated music. In India, the measure of a singer's freedom is in his own creative personality. He can sing the composer's song as his own, if he has the power creatively to assert himself in his interpretation of the general law of the melody which he is given to interpret.

EINSTEIN: It requires a very high standard of art to realize fully the great idea in the original music, so that one can make variations upon it. In our country, the variations are often prescribed.

TAGORE: If in our conduct we can follow the law of goodness, we can have real liberty of self-expression. The principle of conduct is there, but the character which makes it true and individual is our own creation. In our music there is a duality of freedom and prescribed order.

EINSTEIN: Are the words of a song also free? I mean to say, is the singer at liberty to add his own words to the song which he is singing?

TAGORE: Yes. In Bengal we have a kind of song-kirtan, we call it-which gives freedom to the singer to introduce parenthetical comments, phrases not in the original song. This occasions great enthusiasm, since the audience is constantly thrilled by some beautiful, spontaneous sentiment added by the singer.

EINSTEIN: Is the metrical form quite severe?

TAGORE: Yes, quite. You cannot exceed the limits of versification; the singer in all his variations must keep the rhythm and the time, which is fixed. In European music you have a comparative liberty with time, but not with melody.

EINSTEIN: Can the Indian music be sung without words? Can one understand a song without words?
TAGORE: Yes, we have songs with unmeaning words, sounds which just help to act as carriers of the notes. In North India, music is an independent art, not the interpretation of words and thoughts, as in Bengal. The music is very intricate and subtle and is a complete world of melody by itself.

EINSTEIN: Is it not polyphonic?

TAGORE: Instruments are used, not for harmony, but for keeping time and adding to the volume and depth. Has melody suffered in your music by the imposition of harmony?

EINSTEIN: Sometimes it does suffer very much. Sometimes the harmony swallows up the melody altogether.

TAGORE: Melody and harmony are like lines and colors in pictures. A simple linear picture may be completely beautiful; the introduction of color may make it vague and insignificant. Yet color may, by combination with lines, create great pictures, so long as it does not smother and destroy their value.

EINSTEIN: It is a beautiful comparison; line is also much older than color. It seems that your melody is much richer in structure than ours. Japanese music also seems to be so.

TAGORE: It is difficult to analyze the effect of eastern and western music on our minds. I am deeply moved by the western music; I feel that it is great, that it is vast in its structure and grand in its composition. Our own music touches me more deeply by its fundamental lyrical appeal. European music is epic in character; it has a broad background and is Gothic in its structure.

EINSTEIN: This is a question we Europeans cannot properly answer, we are so used to our own music. We want to know whether our own music is a conventional or a fundamental human feeling, whether to feel consonance and dissonance is natural, or a convention which we accept.

TAGORE: Somehow the piano confounds me. The violin pleases me much more.

EINSTEIN: It would be interesting to study the effects of European music on an Indian who had never heard it when he was young.

TAGORE: Once I asked an English musician to analyze for me some classical music, and explain to me what elements make for the beauty of the piece.

EINSTEIN: The difficulty is that the really good music, whether of the East or of the West, cannot be analyzed.

TAGORE: Yes, and what deeply affects the hearer is beyond himself.

EINSTEIN: The same uncertainty will always be there about everything fundamental in our experience, in our reaction to art, whether in Europe or in Asia. Even the red flower I see before me on your table may not be the same to you and me.

TAGORE: And yet there is always going on the process of reconciliation between them, the individual taste conforming to the universal standard.