Ai là bạn thực?

Thưa Thầy kính yêu,
Tôi có nhiều bạn bè, nhưng câu hỏi là: ai là bạn thực? bao giờ cũng nảy sinh trong tâm trí tôi. Xin thầy nói điều gì về điều đó? 


Satyam, bạn đang hỏi từ đầu sai rồi. Đừng bao giờ hỏi, "Ai là bạn thực của tôi?" Hãy hỏi, "Tôi có là bạn thực của ai đó không?" Đó mới là câu hỏi đúng. Sao bạn lại lo nghĩ về người khác - liệu họ có là bạn của bạn hay không?
Câu ngạn ngữ là: Người bạn khi cần là người bạn thực. Nhưng sâu bên dưới đó là tham lam đấy! Đó không phải là tình bạn đâu, đó không phải là tình yêu đâu. Bạn muốn dùng người khác như phương tiện, và không người nào là phương tiện cả, mọi người đều là mục đích lên chính mình. Sao bạn lại lo nghĩ về ai là bạn thực?

...Câu hỏi thực phải là: Tôi có tình bạn với mọi người không? Bạn có biết tình bạn là gì không? Nó là dạng cao nhất của tình yêu đấy. Trong tình yêu, khao khát nào đó nhất định có đó; trong tình bạn mọi khao khát biến mất. Trong tình bạn chẳng cái gì thô còn lại; nó trở thành tuyệt đối tinh tế. 
Đó không phải là vấn đề dùng người khác, đó thậm chí không phải là vấn đề cần tới người khác, đó là vấn đề chia sẻ. Bạn có quá nhiều và bạn muốn chia sẻ. Và bất kì ai sẵn sàng chia sẻ niềm vui của bạn với bạn, điệu vũ của bạn, bài ca của bạn, bạn sẽ biết ơn người đó, bạn sẽ cảm thấy được gia ơn. Không phải là người đó được gia ơn từ bạn đâu, không phải là người đó phải cảm thấy cần cám ơn bạn bởi vì bạn đã cho người đó nhiều thế. Người bạn chưa bao giờ nghĩ theo cách đó. Người bạn bao giờ cũng cảm thấy biết ơn những người cho phép người đó yêu họ, cho họ bất kì cái gì người đó đã có được.
Tình yêu tham lam. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng từ tiếng Anh 'yêu-love' bắt nguồn từ từ tiếng Phạn lobh; lobh nghĩa là tham lam. Làm sao lobh trở thành yêu là một câu chuyện kì lạ. Trong tiếng Phạn nó là tham lam; gốc rễ nguyên thuỷ nghĩa là tham lam. Và yêu như chúng ta biết nó thực sự không là gì ngoài tham lam đeo mặt nạ như yêu - nó là tham lam ẩn kín.
Satyam, làm bạn với ý tưởng dùng mọi người là đang lấy bước sai từ ngay chính ban đầu. Tình bạn phải là chia sẻ chứ. Nếu bạn có cái gì đó, hãy chia sẻ nó - và bất kì ai sẵn sàng chia sẻ với bạn đều là người bạn. Vấn đề không phải là nhu cầu. Vấn đề không phải là khi bạn lâm nguy thì bạn bè phải tới trợ giúp bạn. Điều đó là không liên quan - người đó có thể tới, người đó có thể không tới, nhưng nếu người đó không tới bạn chẳng có phàn nàn nào. Nếu người đó tới bạn biết ơn, nhưng nếu người đó không tới, điều đó hoàn toàn được chứ. Đó là quyết định của người đó để tới hay không tới. Bạn không muốn thao túng người đó, bạn không muốn làm người đó cảm thấy mặc cảm. Bạn sẽ không có bực tức nào. Bạn sẽ không nói với người đó rằng "Khi tôi cần anh quay lưng đi - anh là cái loại bạn bè gì vậy?"
Tình bạn không phải là cái gì đó của bãi chợ. Tình bạn là một trong những điều hiếm hoi thuộc vào ngôi đền chứ không thuộc vào cửa hàng. Nhưng bạn không nhận biết về loại tình bạn đó, bạn sẽ phải học nó.
Tình bạn là nghệ thuật vĩ đại. Tình yêu có bản năng tự nhiên đằng sau nó; tình bạn không có bản năng tự nhiên đằng sau nó. Tình bạn là cái gì đó có ý thức; tình yêu là vô ý thức. Bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà... Sao chúng ta nói "rơi vào tình yêu "? Câu đó là có ý nghĩa: "rơi vào tình yêu." Không ai đã bao giờ vươn lên trong tình yêu, mọi người đều rơi vào trong tình yêu! Sao bạn rơi vào trong tình yêu? - bởi vì nó là rơi từ ý thức vào vô ý thức, từ thông minh vào bản năng.
Điều chúng ta gọi là tình yêu mang nhiều tính con vật hơn tính người. Tình bạn là tuyệt đối mang tính người. Nó có cái gì đó mà với nó không có cơ chế dựng sẵn nào trong sinh học của bạn cả; nó là phi sinh học. Do đó người ta vươn lên trong tình bạn, người ta không rơi vào trong tình bạn. Nó có chiều tâm linh.
Nhưng đừng hỏi, "Ai là bạn thực của tôi?" Hãy hỏi, "Tôi có phải là bạn thực không?" Bao giờ cũng hãy quan tâm tới bản thân mình. Chúng ta bao giờ cũng nghĩ về người khác. Đàn ông hỏi liệu đàn bà có thực yêu anh ta hay không. Đàn bà hỏi liệu đàn ông có thực yêu cô ấy hay không. Và làm sao bạn có thể tuyệt đối chắc chắn về người khác được? Điều đó là không thể được! Anh ta có thể lặp lại cả nghìn lần rằng anh ta yêu và anh ta sẽ yêu bạn mãi mãi, nhưng dầu vậy hoài nghi nhất định vẫn còn dai dẳng: "Ai biết liệu anh ấy đang nói sự thực hay không?" Thực tế, việc lặp lại cái gì đó cả nghìn lần đơn giản nghĩa là nó phải là điều dối trá, bởi vì chân lí không cần được lặp lại nhiều thế.
Adolf Hitler trong cuốn tự tiểu sử của mình nói, "Không có khác biệt nhiều giữa chân lí và dối trá. Khác biệt duy nhất là ở chỗ chân lí là dối trá được lặp lại thường xuyên tới mức bạn đã quên mất rằng nó là dối trá."
Đó là điều các chuyên gia trong quảng cáo sẽ nói: cứ lặp lại đi, cứ quảng cáo đi. Đừng lo nghĩ về liệu người nào nghe hay không. Cho dù họ không chú ý gì, đừng lo nghĩ; tâm trí tiềm thức của họ đang nghe đấy, cốt lõi sâu nhất của họ đang bị gây ấn tượng đấy. Bạn không nhìn vào quảng cáo một cách rất có ý thức, nhưng chỉ thoáng qua chúng trong phim, trên ti vi hay trên báo chí, chỉ một thoáng nhìn và có dấu ấn rồi. Và nó sẽ được lặp lại: "xà phòng toa let Lux đây " hay "Coca-Cola đây"...
Coca-Cola là một thứ quốc tế rồi. Ngay cả ở nước Nga Xô viết cũng có: "Coca-Cola...." Mọi thứ của Mĩ đều bị cấm và bị ngăn cản, nhưng Coca-Cola thì không. Coca-Cola là thứ quốc tế chứ! Cứ lặp lại nó!
Lúc ban đầu điện đã được dùng cho quảng cáo - điện tĩnh đã được dùng. Nó vẫn còn lại "Coca-Cola." Nhưng về sau họ phát hiện ra rằng nếu bạn bật nó lên và tắt nó đi thì hiệu quả hơn nhiều, bởi vì người đi qua sẽ đọc nó chỉ một lần nếu đèn tĩnh tại. Nhưng nếu nó thay đổi, cứ bật rồi tắt lặp đi lặp lại, lúc bạn đi qua nó, ngay cả trong xe hơi, bạn sẽ phải đọc nó ít nhất năm tới bẩy lần: "Coca-Cola, Coca-Cola, Coca-Cola...." Điều đó đi sâu hơn. Và chẳng chóng thì chầy bạn trở nên bị ấn tượng.
Đó là cách mọi tôn giáo đã từng sống cho tới giờ: họ cứ lặp lại cùng những niềm tin ngu xuẩn, nhưng những niềm tin đó trở thành chân lí cho mọi người. Mọi người sẵn sàng chết vì chúng! Bây giờ, chẳng ai đã từng thấy cõi trời ở đâu, nhưng hàng triệu người đã chết vì cõi trời.
Người Mô ha mét giáo nói rằng nếu bạn chết trong cuộc chiến tranh tôn giáo bạn sẽ lập tức lên cõi trời và tất cả tội lỗi của bạn đều được tha thứ. Và người Ki tô giáo cũng nói rằng trong cuộc chiến tranh tôn giáo, trong cuộc thập tự chinh, nếu bạn chết bạn lập tức lên cõi trời; thế thì mọi thứ khác đều được tha thứ. Và hàng triệu người đã chết và đã giết người khác, cứ tin rằng đây là chân lí.
Chúng ta đã thấy những điều như vậy xảy ra ngay trong thế kỉ hai mươi này; điều đó có vẻ chẳng trưởng thành gì mấy theo cách đó. Adolf Hitler đã lặp lại trong hai mươi năm liên tục rằng "Người Do Thái là nguyên nhân của mọi khổ sở," và một quốc gia rất thông minh như nước Đức đã bắt đầu tin vào ông ta. Nói gì tới người thường? - ngay cả những người như Martin Heidegger, một trong những triết gia vĩ đại nhất mà nước Đức đã tạo ra trong thế kỉ này, cũng tin rằng Adolf Hitler là đúng. Ông ta ủng hộ Adolf Hitler.
Một con người của thông minh như Martin Heidegger lại hỗ trợ một người ngu xuẩn, điên khùng như Adolf Hitler! Bí mật phải là gì đây? Bí mật là: lặp lại, cứ lặp lại. Ngay cả người Do Thái cũng bắt đầu tin rằng điều đó phải đúng: "Chúng ta phải là nguyên nhân; bằng không làm sao nhiều người thông minh thế lại tin vào nó? Nếu nhiều người thế tin vào nó, phải có cái gì đó trong nó chứ!"
Bạn đã được nuôi dưỡng bằng những niềm tin như thế, những quan niệm như thế, cái chẳng có nền tảng gì trong thực tại. Và nếu bạn cứ sống theo chúng bạn sẽ sống trong vô vọng. Bạn phải đi qua thay đổi triệt để.
Hãy hỏi những câu hỏi về bản thân bạn đi, đừng hỏi về người khác. Không thể nào chắc chắn được về người khác và cũng không cần nữa. Làm sao bạn có thể chắc chắn được về người khác? Người khác là một luồng. Khoảnh khắc này người khác có thể đáng yêu, và khoảnh khắc tiếp người đó có thể không đáng yêu. Không thể có hứa hẹn nào cả. Bạn chỉ có thể chắc chắn được về bản thân mình thôi, và điều đó nữa cũng chỉ trong khoảnh khắc này. Và không cần phải nghĩ về toàn thể tương lai. Hãy nghĩ dưới dạng khoảnh khắc này và hiện tại. Hãy sống trong hiện tại.
Nếu khoảnh khắc này đầy tình bạn và hương thơm của tình bạn, sao lại lo nghĩ về khoảnh khắc tiếp? Khoảnh khắc tiếp sẽ được sinh ra từ khoảnh khắc này. Nó nhất định mang phẩm chất cao hơn, sâu hơn. Nó sẽ đem cùng hương thơm đó tới chiều cao hơn. Không cần nghĩ về nó - hãy sống khoảnh khắc này trong tình bạn sâu sắc.
Và tình bạn không cần hướng tới bất kì ai đặc biệt cả; đó cũng là ý tưởng mục nát, rằng bạn phải là bạn bè chỉ với người nào đó thôi - hãy thân thiết. Thay vì tạo ra tình bạn, hãy tạo ra thân thiết. Hãy để nó trở thành phẩm chất của bản thể bạn, bầu khí hậu bao quanh bạn, để cho bạn thân thiết với bất kì ai bạn đi tới tiếp xúc.
Toàn thể sự tồn tại này phải được đối xử như bạn bè! Và nếu bạn có thể là bạn bè với sự tồn tại, sự tồn tại sẽ là bạn bè với bạn cả nghìn lần hơn. Nó trả lại cho bạn theo cùng đồng tiền nhưng được nhân lên. Nó vọng lại bạn. Nếu bạn ném đá vào sự tồn tại bạn sẽ nhận lại nhiều đá hơn. Nếu bạn ném hoa, hoa sẽ quay trở lại.
Cuộc sống là tấm gương, nó phản xạ khuôn mặt bạn. Hãy thân thiết, và tất cả cuộc sống sẽ phản xạ sự thân thiết này. Mọi người đều biết hoàn toàn rõ rằng nếu bạn thân thiết với con chó thì ngay cả con chó cũng trở nên thân thiết với bạn, thân thiết thế. Và có những người đã biết rằng nếu bạn thân thiết với cây, cây trở nên thân thiết với bạn.
Hãy thử thực nghiệm lớn trong tình bạn. Hãy thử với bụi hồng, và xem phép màu: dần dần, dần dần, điều đó sẽ xảy ra, bởi vì con người đã không đối xử với cây cối theo cách thân thiết; do đó chúng đã trở nên rất sợ hãi.
Nhưng bây giờ các nhà khoa học nói rằng khi bạn đi tới với chiếc rìu để chặt cây, thậm chí trước khi bạn bắt đầu chặt nó, cây rùng mình, rùng mình ớn lạnh. Điều đó đi vào trong nỗi sợ lớn lao, hoảng hốt. Bạn thậm chí còn chưa bắt đầu, nhưng chỉ ý định thôi - cứ dường như cây trở nên nhận biết về ý định của bạn vậy! Bây giờ họ có những dụng cụ tinh vi như máy đo nhịp tim, có thể tạo ra đồ thị trên giấy chỉ ra điều cây đang cảm thấy. Khi cây cảm thấy vui sướng, có nhịp điệu trong đồ thị; khi cây cảm thấy sợ hãi, sự hoảng hốt được biểu thị lên đồ thị. Khi cây thấy người bạn tới nó hân hoan, nó nhảy, nó múa; đồ thị lập tức chỉ ra điệu vũ. Khi cây thấy người làm vườn tới...
Bạn đã bao giờ nói lời chào với cây chưa? Hãy thử điều đó đi, và một ngày nào đó bạn sẽ ngạc nhiên: cây cũng nói lời chào theo tiếng của nó, theo ngôn ngữ riêng của nó. Hãy ôm lấy cây, và một ngày nào đó sẽ tới khi bạn sẽ cảm thấy rằng đó không chỉ là bạn đang ôm cây - cây đáp ứng, bạn cũng được cây ôm lấy, mặc dầu cây không có tay. Nhưng nó có cách riêng của nó để diễn đạt niềm vui của nó, nỗi buồn của nó, giận dữ của nó, sợ hãi của nó.
Toàn thể sự tồn tại đều nhạy cảm. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng sự tồn tại là Thượng đế.
Hãy thân thiết, Satyam, và đừng lo nghĩ liệu người nào có thân thiện với bạn hay không - đó là câu hỏi kiểu kinh doanh. Sao lại lo nghĩ? Sao không biến đổi toàn thể sự tồn tại thành người bạn hướng tới bạn? Sao để lỡ vương quốc vĩ đại thế?

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 6"