Người đàn ông đó đặt một bức tượng hoặc chân dung của vị bác sĩ trên bàn thờ trong phòng cầu nguyện của mình. Anh ta dâng kẹo, trái cây, hoa và nhang đèn trên đó. Rồi anh ta đi xung quanh bức tượng hoặc bức chân dung của vị bác sĩ 108 lần và lạy ba lạy. Tiếp sau đó, anh ta mang mẩu giấy mà bác sĩ đã cho mình và đọc đi đọc lại:
“Một viên thuốc vào buổi sáng,
một viên vào buổi chiều,
một viên vào buổi tối.
Một viên vào buổi sáng,
một viên vào buổi chiều …”
Anh ta được lợi ích gì khi làm thế? Điều này thật là ngây ngô. Đây là những gì xảy ra khi niềm tin trở thành niềm tin mù quáng, khi sự sùng bái trở thành sự sùng bái mù quáng.
Tuy nhiên, con người là một hữu thể có lý trí. Giả sử người đàn ông đó tìm đến bác sĩ và hỏi: “Tại sao ông đưa cho tôi mẩu giấy này? Đây là thuốc gì và làm thế nào nó sẽ chữa bệnh cho tôi như thế nào? ”
Vị bác sĩ đó là một người thông minh. Ông ta trả lời: “Được thôi, anh hãy xem đây, đây là bệnh của ông và đây là nguyên nhân gây bệnh. Nếu ông dùng thuốc này, nguyên nhân đó sẽ được loại trừ. Khi nguyên nhân gây bệnh không còn thì bệnh của ông cũng sẽ hết.”
“À, thật là tuyệt!” – người đàn ông đó nghĩ – “Giờ tôi đã hiểu. Bác sĩ của tôi thật là tuyệt vời. Thuốc của ông ấy thật là tuyệt”.
Và bây giờ anh ta lại làm gì? Sau khi về nhà, anh ta bắt đầu tranh luận với tất cả những người hàng xóm của mình, anh ta nói: “Bác sĩ của ông bà đều vô tích sự cả. Chỉ có bác sĩ của tôi mới thật là tài ba. Các loại thuốc mà bác sĩ của quý vị đưa ra đều là đồ bỏ, chỉ thuốc mà bác sĩ của tôi đưa ra mới thật là tuyệt vời”. Cứ thế, anh ta mải mê tranh cãi nhưng không chịu dùng viên thuốc nào. Ôi, mọi việc vẫn như thế đó! Khi một người thông thái, thánh nhân, một đấng giác ngộ nhận thấy con người đang sống trong phiền não và khổ đau, con người đáng kính đó đưa ra toa thuốc Dhamma (Pháp):
“Hãy thực hành cách sống với Sīla (giới),
hãy rèn luyện Samādhi (định)
và phát triển Paññā (bát nhã, hay tuệ),
rồi quý vị sẽ thoát khỏi khổ đau.”
Nhưng không mấy ai chịu thực hành đâu. Thay vì đó, họ bắt đầu lập ra một loạt các tông phái, tín ngưỡng, giáo điều, nghi lễ và nghi thức rồi bị ràng buộc vào đó. Tuy nhiên, không thực tập thì họ sẽ chẳng thu được lợi lạc gì.
Sống như mới Sống lần đầu.
Dạng trí tuệ thứ ba là bhāvanā-mayā paññā (trí tuệ thực chứng), loại paññā có được thông qua việc áp dụng Dhamma vào cuộc sống bằng. Chỉ có loại paññā này mới thực sự đem lại lợi lạc cho quý vị. Có thể nào sống mà không tin tưởng gì hay không? chớ không phải thay tín điều này bằng tín điều khác mà là thoát khỏi mọi tín điều để có thể giáp mặt cuộc đời như mới lần đầu được sống, đó mới chính là SỐNG, giáp mặt với mọi sự kiện một cách mới mẻ từng giây phút, từng khoảnh khắc, không phản ứng rập theo qui định của quá khứ để chay trốn khỏi cái ĐANG LÀ, đó là SỐNG không có hôm qua hay ngày mai và lúc đó chỉ có cái HIỆN TẠI là phúc lạc và vĩnh hằng.
J.Krisnamurti
Theo: http://www.gdptthegioi.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét