Ngày trăng tròn tháng Bảy Âm lịch là một ngày đặt biệt đối với nhiều người Viện Nam. Đó là Ngày Hiếu hay Ngày Lễ Mẹ của người Việt Nam. Ngày đó được triển khai từ một ngày Lễ Phật Giáo được gọi là Vu Lan Bồn.
Vào mùa Hè, khi các loại côn trùng sinh sôi, các tu sĩ Phật Giáo (Tăng và Ni) tụ tập thành nhóm bốn người hoặc nhiều hơn gọi là Tăng Già, thực hành Giáo Pháp (những Lời Dạy của Đức Phật) trong ba tháng. Một trong những mục đích của ba tháng lui về ẩn tu nầy, goi là Kiết Hạ, là để tránh làm tổn hại đến những loài côn trùng. Trong ba tháng an cư nầy, Tăng Già thực hành theo Sáu Nguyên Tắc Sống Chung Hòa Hợp (Lục Hòa) được được đức Phật dạy để thăng tiến trong việc tu tập (thiền quán), và sống và học tập với nhau trong sự hòa hợp. Sáu Nguyên Tắc Sống Chung Hòa Hợp đó là:
- Ý Hòa Cùng Vui (Ý Hòa Đồng Duyệt).
- Giới Hòa Cùng Giữ (Giới Hòa Đồng Tu)
- Thân Hòa Cùng Ở Một Nơi (Thân Hòa Đồng Trú).
- Lời nói Hòa Hợp Không Tranh Cải Nhau (Khẩu Hòa Vô Tranh).
- Thấy Biết Giải Bày Cho Nhau Cùng Hiểu (Kiến Hòa Đồng Giải).
- Lợi Hòa Cùng Chia Đều Cho Nhau (Lợi Hòa Đồng Quân).
Sau ba tháng an cư, với tâm thanh tịnh, giác ngộ và từ bi, các đoàn thể Tăng Già cầu nguyện cho những linh hồn đang chịu đau khổ cùng cực trong địa ngục. Trong dip nầy, với sự gia trì của Tăng Già, những tín đồ Phật tử tại gia cầu nguyện cho cha mẹ của họ, dù những vị đó còn tại thế hay đã qua đời. Hiếu kính cha mẹ, đặt biệt đối với mẹ, là một trong những đức hạnh lớn lao nhất trong đời sống của những người con (trai và gái) Việt Nam. Vì lý do đó, ngày trăng tròn tháng Bảy Âm lịch trở thành Ngày Lễ Mẹ của cộng đồng người Việt. Người Việt Nam bày tỏ tình thương và lòng biết ơn đối đối với cha mẹ bằng những câu thơ ngắn (ca dao) mà hầu hết mọi người Việt đều thuộc nằm lòng:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Và:
Công cha như núi Thái SơnNghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Hình ảnh người Mẹ được Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn tả một cách cảm động:
“Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không “lớn” lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu…. sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
“Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không “lớn” lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu…. sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Ðể dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi…
Im lặng tôi sầu thôi
Ðể dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi…
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi…”
(Thích Nhất Hạnh – Bông Hồng Cài Áo)
Đoạn diễn tả nầy về hình ảnh người mẹ cho chúng ta thấy lý do vì sao Ngày Mẹ của người Việt Nam rất quan trọng đối với cộng đồng và thấm sâu trong tim họ.Trong ngày lễ, sau khi cầu nguyện cho sự an vui hạnh phúc của cha mẹ ngay cả khi họ còn tại thế, chúng tôi được nhận và cài một đóa bông hồng trên áo để nhớ đến những người mẹ của chúng tôi – bông hồng trắng cho những người mẹ đã rời xa, và bông hồng đỏ cho những người mẹ vẫn còn tại thế. Rồi chúng tôi nghe một bài hát có tên là Bông Hồng Cài Áo. Bài hát thật cảm động. Tôi luôn luôn rơi nước mắt khi nghe bài hát nầy. Sau đây là lời của bài hát:
Một bông hồng cho em
Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Ðang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn.
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời,
Như trẻ thơ không nụ cười,
Và đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm.
Mẹ, Mẹ là dòng suối diệu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăm sâu
Là ánh đuốc trong đêm
Khi lạc lối.
Mẹ, Mẹ là dòng suối ngọt ngào.
Mẹ, Mẹ là nãi chuối, buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương rau
Là vốn liếng yêu thương
Cho cuộc đời.
Rồi một chiều nào đó
Anh về,
Nhìn Mẹ yêu
Nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng:
– Mẹ ơi, Mẹ ơi
Mẹ có biết hay không…
– Biết gì?
– Biết là, biết là…
Con thương Mẹ không?
Ðóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Ðóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Chỉ xin anh, chỉ xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi. Hãy cùng tôi vui sướng đi…
Thị Giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét