Cúng dường, làm phước


Trong việc làm phước thường có 3 thời hoan hỷ: Hoan hỷ khi nghĩ đến việc phước sẽ làm, hoan hỷ với việc phước khi đang làm và hoan hỷ khi nhớ lại việc phước đã làm. Ba thời hoan hỷ này được đức Phật khuyến khích, tán dương. Như vậy, nghĩ đến tương lai cũng có cái chân cái vọng, cái tốt cái xấu chứ không phải lúc nào cũng đều sai xấu.
Nghĩ đến tương lai chỉ sai khi đó là vọng niệm hay ảo tưởng về một tương lai do tham sân si thúc đẩy. Còn nếu nghĩ tưởng hay sắp xếp một dự định đúng tốt và khả thi trong tương lai là việc cần thiết, đó là tầm nhìn xa thấy rộng chứ không phải là vọng tưởng. Người có tầm nhìn tương lai càng xa càng tốt, nên người xưa nói: "Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu" - người không nhìn xa trông rộng ắt khổ sẽ đến gần - là vậy. Bậc đại trí như đức Phật có thể thấy được tương lai rất xa của chúng sinh thì đâu phải là vọng.
Vậy nghĩ đến tương lai như thế nào mới đúng? Nếu nghĩ đến một dự án tương lai trong tình trạng sau đây thì vẫn là đúng tốt:

1) Không bỏ quên chính mình trong hiện tại.
2) Xuất phát từ nhu cầu cần thiết.
3) Biết rõ khả năng, điều kiện cần và đủ để thực hiện.
4) Không vượt quá tầm nhìn thực về tương lai.
5) Không xuất phát từ động lực tham, sân, si, ích kỷ, tật đố...
6) Không dẫn đến hại mình hại người.
7) Có lòng vị tha vì thiện ích cho nhiều người.
8) Hợp thời, đúng chỗ, không trái với luật đời lý đạo (tùy duyên thuận pháp).
9) Không ảo tưởng vọng cầu.
10) không phải là sản phẩm của lý luận logic từ cái ta lý trí...
v.v... và v.v...


 Muốn xuất gia, gia nhập vào hàng ngũ Tăng-Ni có cần những điều kiện gì?

Xin Thầy cho con hỏi một người nào đó muốn xuất gia, gia nhập vào hàng ngũ Tăng-Ni có cần những điều kiện như là góp công quả xây dựng Chùa, Tịnh Xá hay là phải qua lớp đào tạo trung cấp Phật học hay những việc làm nào khác nữa không? Con xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:


Tất nhiên nếu có làm những công đức của một người tại gia như bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ, học pháp, chia sẻ pháp, hồi hướng công đức, tùy hỷ công đức và điều chỉnh tà kiến v.v... thì việc xuất gia càng dễ dàng và đúng đắn hơn. Hoặc ít nhất khi vào xuất gia cũng có một thời gian phục vụ tích cực trong các công việc ở chùa thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với những người chỉ muốn xuất gia đắp y để được cung phụng lễ bái, hoặc cố công trang bị cho mình một kiến thức Phật học đồ sộ nhưng rỗng tuếch để chỉ biết lừa gạt người đời. Nói tóm lại, người nào xuất gia vì ý thức được con đường xả ly tài tình danh lợi trong tà kiến tham ái để sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha thì mới có thể thành tựu mục đích của người xuất gia là giác ngộ giải thoát.

http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=faq