Khi Marla Runyan 9 tuổi cô đã bị căn bệnh Stargardt – một chứng bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt khiến cô bị mù. Tuy nhiên, cô không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.
Năm 1987 cô tiếp tục theo học tại đại học bang San Diego nơi cô bắt đầu tham gia vào mtọ số sự kiện thể thao. Mọi chuyện bắt đầu khi cô giành được 4 huy chương vàng tại Paralympics mùa hè năm 1992. Năm 1996 tại Paralympics ở Atlanta cô đã nhận huy chương bạc môn bắn cung và huy chương vàng các môn phối hợp.
Sự nghiệp của cô bắt đầu nâng tầm lên thành một vận động viên đẳng cấp quốc tế khi tham gia Pan American Games năm 1999. Cô đã chiến thắng trên đường đua 1.500m. Năm tiếp theo cô xếp thứ 8 trong danh sách các vận động viên dự thi cự ly chạy 1.500m tại Olympics Sydney 2000. Với thành tích đó cô trở thành người khiếm thị đầu tiên cạnh tranh tại cuộc đua Olympics.
Năm 2001, cô là người đầu tiên 3 năm liên tiếp vô địch quốc gia cự ly chạy 5.000m. Cô cũng đã phát hành cuốn tự truyện "No Finish Line: My Life As I See It".
Năm 2002, cô tiếp tục bổ sung thêm chiến thắng ở đường đua 5.000m và 10.000m. Cô cũng đã kết hôn với huấn luyện viên của mình là Matt Lonergan.
2. Vẫn lướt sóng dù khiếm thị
Derek Rabelo không phải là vận động viên lướt sóng bình thường. Ngay từ khi sinh ra anh đã bị mắc căn bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó chàng trai Brazil này đã học lướt sóng từ năm 3 tuổi.
“Với Chúa, mọi thứ đều có thể xảy ra” – anh tâm sự. Tôn giáo có vai trò lớn trong cuộc đời của anh. Nhà thờ đã đưa anh đến Hawaii để gặp gỡ cộng đồng những người mê lướt sóng.
Dựa vào 4 trong số 5 giác quam Ralelo sẽ nhận nhân vật chính của bộ phim tài liệu "Beyond Sight".
3. Họa sĩ khiếm thị
John Bramblitt đã mất khả năng nhìn của mình năm 2001 khi anh 30 tuổi vì biến chứng của căn bệnh động kinh.
Ban đầu John cho hay anh đã mất đi hoàn toàn hy vọng và chìm sâu vào sự bế tắc. Nhưng sau đó chính anh đã tìm ra lối thoát: vẽ tranh.
Từ khi không nhìn thấy được các màu sắc, anh đã phát triển việc vẽ tranh bằng cách sờ. Theo người nghệ sĩ này các màu sắc khác nhau mang đến cho anh những cảm nhận khác nhau. Ví dụ như màu trắng thường khá dày, màu đen thì khá ẩm. Vì thế khi càn màu xám anh pha trộn cả hai cho đến khi đạt được sự ưng ý.
Các tác phẩm nghệ thuật của anh đã được bán tại hơn 20 quốc gia và xuất hiện trong các ấn phẩm in ấn, truyền hình, phát thanh. Các tác phẩm của anh cũng nhận được nhiều sự công nhận trong đó có giải thưởng Video truyền cảm hứng nhiều nhất năm 2008 từ YouTube và 3 giải thưởng khác dành cho những nỗ lực của mình.
4. Người khiếm thị lái xe
Ngày 29/1/2011, Mark Anthony Riccobono đã lái chiếc xe mang tên Ford Escape xung quanh đường đua quốc tế Daytona. Tất cả mọi thứ đều bình thường ngoại trừ một điều rằng : Mark là người khiếm thị.
Để thực hiện được điều này, Mark đã cần đến sự hỗ trợ của hai công nghệ mới là : DriveGrip và SpeedTrip. DriveGrip là một đôi gang tay đặc biệt giúp Mark điều khiển vô lăng thông qua hệ thống rung ở đầu ngón tay. SpeedStrip - một chiếc gối đặc biệt dựa lưng chỉ dẫn cho người lái xe tốc độ bao nhiêu là hợp lý.
Từ khi 5 tuổi, Mark chỉ có khả năng nhìn bằng mắt 10%. Và suốt từ đó cho đến nay thị lực của anh tiếp tục giảm. Tuy nhiên hiện tại nhờ một phần của chương trình hỗ trợ những người khiếm thị quốc gia anh hiện đang làm việc để chứng minh rằng những người khiếm thị hoàn toàn có thể hòa nhập với xã hội và lái xe một cách an toàn nhờ công nghệ mới.
"Sẽ có rất nhiều công việc hỗ trợ họ. Chúng tôi thậm chí có thể điều khiển những chiếc xe một cách dễ dàng và tiện dụng. Đó là sự thực. Thật tuyệt vời khi chúng ta làm được những công việc phi thường này".
5. Đầu bếp khiếm thị
Đối với những người đầu bếp thì khả năng cảm nhận hương vị và nếm thức ăn là điều quan trọng nhất đặc biệt nếu bạn bị khiếm thị. Và điều đó đã được minh chứng khi người chiến thắng cuộc thi Master Chef năm 2012 là một người khiếm thị như thế. Cô là Chrisstine Hà - một người phụ nữ gốc Việt.
Vua đầu bếp khiếm thị
Năm 2004, cô Hà mắc phải hội chứng bệnh đặc biệt và mất khả năng thị giác. Cô hoàn toàn không nhìn thấy gì từ năm 2007.
Mặc dù trước đó chưa bao giờ nghiên cứu về nấu nướng nhưng cô đã thể hiện niềm say mê này bằng cách theo dõi một trang blog về đồ ăn. Cô cho hay: "Tôi phải phục thuộc khá nhiều về những giác quan khi nấu nướng như là mùi vị, hương thơm".
Trong 19 tập của chương trình, Christine đã chiến thắng 7 tâp ở cả thử thách cá nhân và nhóm. Cô ba lần đứng trong top 3 nhóm. Tuy nhiên cô cũng hai lần kết thúc ở vị trí cuối cùng.
Ngày 10/9/2012 Hà được thông báo là người giành ngôi quán quân của chương trình và nhận giải thưởng 250.000 đô la. Cô được phong tặng danh hiệu Vua đầu bếp và được quyền xuất bản một cuốn sách về nấu ăn.
6. Nhiếp ảnh gia khiếm thị
Peter Eckert đã được huấn luyện ở bộ môn điêu khắc và thiết kế. Anh cũng đã lên kế hoạch sẽ nghiên cứu ngành kiến trúc sư tại Yale. Tuy nhiên sau đó, thị giác của anh bắt đầu yếu dần bởi hội chứng viêm võng mạc sắc tố.
Sau khi không còn nhìn thấy gì anh bắt đầu có đam mê với việc chụp hình với chiếc máy ảnh Mamiyaflex TLR. Điều kì lạ là anh thường chụp hình bằng cách tự sáng tạo trong suy nghĩ của mình và dùng giác quan về âm thanh, chạm vào đồ vật để có thể thực hiện những bức ảnh. "Tôi là một người trực quan. Đơn giản vì tôi không thể nhìn thấy gì" - anh cho hay.
7. Kiến trúc sư khiếm thị
Sau khi không còn nhìn thấy gì anh bắt đầu có đam mê với việc chụp hình với chiếc máy ảnh Mamiyaflex TLR. Điều kì lạ là anh thường chụp hình bằng cách tự sáng tạo trong suy nghĩ của mình và dùng giác quan về âm thanh, chạm vào đồ vật để có thể thực hiện những bức ảnh. "Tôi là một người trực quan. Đơn giản vì tôi không thể nhìn thấy gì" - anh cho hay.
7. Kiến trúc sư khiếm thị
Christopher Downey là một kiến trúc sư nhưng đã mất khả năng thị giác từ năm 2008 sau khi bị một khối u bao bọc xung quanh khu vực thần kinh thị giác. Làm thế nào để có thể làm công việc của một kiến trúc sư?
Anh đã làm việc với một nhà khoa học chuyên phát minh những chiếc máy tính cho người khiếm thị. Anh đã nghĩ ra một cách để in những chiếc bản đồ thông qua một máy in đặc biệt.
Hiện tại, anh dành thời gian của mình để sáng tạo những thứ hữu ích hơn và làm phong phú môi trường làm việc cho những người khiếm thị. Anh cũng giúp thiết kế các sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của những người khiếm thị.
(M.Anh - Theo odden)
Anh đã làm việc với một nhà khoa học chuyên phát minh những chiếc máy tính cho người khiếm thị. Anh đã nghĩ ra một cách để in những chiếc bản đồ thông qua một máy in đặc biệt.
Hiện tại, anh dành thời gian của mình để sáng tạo những thứ hữu ích hơn và làm phong phú môi trường làm việc cho những người khiếm thị. Anh cũng giúp thiết kế các sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của những người khiếm thị.
(M.Anh - Theo odden)