Chiêm ngưỡng những ngai vàng của các Vua


Lần đầu tiên, lâu đài Versailles (cách Paris 30 cây số) tổ chức một cuộc triển lãm những ngai vàng khắp nơi trên thế giới tham dự, từ ngày 1 tháng ba cho đến 19 tháng sáu năm 2011. Ngai vàng đủ loại, lớn, nhỏ, bằng đồng, gỗ, cố định hoặc di động. Jacques Charles Gaffiot là người phụ trách «Thrones trong majesty…».

Bốn mươi chiếc ngai là biểu tượng quyền lực trong chính trị, kinh tế và tôn giáo, trải qua nhiều kỷ nguyên của nền văn minh khác nhau được trưng bày để công chúng đến xem. Một số ngai vàng của Hoàng Gia Âu Châu như các nước: Venise, Nga, Tây ban Nha... Pháp có của các vua Louis XVIII, Louis XVI, Napoléon. Á Châu có các nước Ấn Độ, Tàu, Thái Lan... và cả các nước Phi Châu… Ngai của vua Guianlong (1711-1799) đến từ Tử Cẩm Thành ở Bắc Kinh.

Du khách muốn từ Paris đi Versailles, tiện nhất là đi xe lửa, mất khoảng 45 phút, và từ trạm xe lửa, đi bộ 8 phút là đến lâu đài Điện Versailles do vua Louis 14 xây dựng. Đó là một kiến trúc nguy nga tráng lệ của một thời vang vọng, sử dụng đến 36,000 công nhân từ năm 1661 đến 1682. Đây là nơi ở của các vị vua của nước Pháp. 





Xếp hàng mua vé

Ngai vàng là chiếc ghế nhưng là một chiếc ghế biểu tượng quyền lực, nên có những ngai vàng được trang trí tuyệt vời như: mạ vàng, chạm trổ con rồng, hay sư tử có cánh v.v… Ngai vàng của Napoléon được thiết kế bởi Percier và Fontaine. Ngoài ra có hai chiếc ngai thực hiện năm 1804, dành cho quốc hội.



Ghế Đại Đế Napoléon
(1742-1824)

Trong phòng triển lãm còn trưng bày chiếc ghế ngồi của Tổng thống Pháp (do Christophe Pillet vẻ kiểu), thường thiết trí trên khán đài chính trong các cuộc diễn hành nhân ngày lễ quốc khánh.



Kiệu của Đức Giáo Hoàng Léon XIII

Trong một không gian rực rỡ bởi màu vàng và nhung gấm của một cung điện tường đá cẩm thạch đen và trắng, với các bức thêu vàng và bạc, những chiếc ghế vô tri kia cũng toát lên một quyền lực một thời mà du khách có thể cảm nhận được.
Sự uy nghi không phải từ sự giàu có của vật liệu hoặc vẻ đẹp của các đồ trang trí của nó, mà là chỗ ngồi của người có quyền năng, thậm chí nó chỉ là một phần của miếng đá, hoặc bằng gỗ, như của vương quốc Bamoun (Cameroon). Như của Đức Giáo Hoàng Venetian ở thế kỷ thứ mười tám, hay ngai bằng gỗ và tre sơn mài của vua Rama thứ sáu của Xiêm La (Thái Lan 1910-1925) với màu đỏ, vàng đặt trên lưng voi…



Ghế vua Rama Thái Lan (XX)

Các xứ hoang mạc ở Châu Phi, Mỹ La Tinh, xứ sông Nil Ai Cập đều như nhau. Ngai đơn sơ, được khắc trên đá hoặc gỗ, hoặc đúc bằng đồng, chạm khắc với đá và kim loại.
Ngai luôn luôn đặt được cao, với một ghế đẩu để kê chân, có cái có mái vòm.
Ngai của vua Dagobert Pháp làm bằng đồng (khoảng năm 600) là mô hình trên ghế curule La Mã. Ngai của vua Guianlong (Tử Cẩm Thành) bằng gỗ hương, sơn màu đỏ bầm, rộng 1.30mét vuông, khắc hai con rồng.



Ghế vua Càn Long (Tử Cấm Thành)

Không thấy có ngai vàng vua nước Việt
Đặc biệt của phần triển lãm có hình điêu khắc Đức Phật trong phiến đá màu xanh, Đức Mẹ, các nhà dòng Cluniac Paris Saint-Martin-des-Champs.



Ghế vua Glèlè Bồ Đào Nha (1858-1889)

Trong và ngoài lâu đài, có rất nhiều thứ để xem, các hành lang và vòm của toà lâu đài, tranh vẽ trên tường, trên vòm, gương, đèn chùm, lớn, nhỏ mạ vàng, các nội thất của hoàng tử công chúa, các cháu của vua, cũng như phòng ăn, phòng đọc sách, phòng khiêu vũ, sàn được phủ bằng thảm Ba Tư với nền vàng chói.
Một khu vườn rộng bao quanh lâu đài, cách một tiếng có hoà nhạc đủ loại bằng những vòi nước phun cao, để khách thư giãn sau chuyến viếng thăm. Du khách xem, có máy cầm tay để giải thích với mười ngoại ngữ khác nhau.

Du khách tham quan

Được tham dự triển những ngai vàng vương giả này trong không khí mùa xuân tại một địa điểm lịch sử nổi tiếng thế giới, du khách có trầm tư trước những quá khứ vàng son, những thời đại vươn lên rồi tàn tạ, để ngẫm cuộc đời luôn là những biến đổi hưng phế?
Câu trả lời là có đấy.



Lâu đài Versaille chụp từ phía sau

Bích Xuân