Bà Thục đậu xe xong thong thả đi lên lầu 2 bằng thang bộ, bà vẫn thích thế để thêm dịp vận động cơ thể, hơn là dùng thang máy cho tiện nghi và mau chóng.
Unit 1 phòng ngủ của bà trong khu apartment này được thiết kế gọn xinh, địa điểm lại gần khu thương mại Việt Nam cũng như chợ Mỹ nên bà rất vừa lòng.
Bà Thục thay quần áo và nằm ra chiếc ghế mây nghỉ ngơi, bà vừa ra chợ Việt Nam vào dịch vụ gởi tiền để chuyển 10,000 đồng về cho người em trai. Thế là bà đã làm tròn lời hứa hẹn với em và với tình cảm trong con người bà, lòng bà thảnh thơi, nhẹ nhỏm và vui mừng khi nghĩ đến gia đình em trai, chắc là vợ chồng con cháu họ đã sung sướng biết bao nhiêu.
Bà Thục thuê căn apartment với giá trợ cấp của chính phủ dành cho người có lợi tức thấp kể từ khi bà đủ tuổi về hưu 2 năm nay, bà sống ở Mỹ đơn độc không chồng, không con, mà ở Việt Nam cũng chẳng còn ai thân thích gần gũi ngoài gia đình ông Thức, đứa em trai duy nhất, cha mẹ bà đã lần lượt qua đời kể từ khi sau 1975.
Ngày xưa gia đình bà nghèo, nhưng cha mẹ bà cũng chắt chiu nuôi 2 chị em bà ăn học, đứa con gái là bà học hành chăm chỉ giỏi giang bao nhiêu thì thằng em học hành vừa lười vừa dở bấy nhiêu.
Cô Thục đã trở thành 1 dược sĩ. Cô dược sĩ Thục ngày ấy đã đi làm và phụ giúp cha mẹ đắc lực trong cuộc sống hàng ngày, còn Thức học không xong, thi rớt Tú Tài Thức đi lính, ngành tác chiến nay đây mai đó. Cô Thục thương em lận đận, mỗi khi em về phép ngoài các món ngon nấu cho em ăn, cô còn cho em tiền khi trở lại đơn vị.
Cô Thục không mấy xinh đẹp, có bằng cấp, ngành nghề sáng giá, nên hình như đó là những lý do khiến các chàng trai không thích đến gần, và cô miệt mài hi sinh cho gia đình nên hầu như không có cơ hội đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tuổi xuân trôi qua lúc nào không hay.
Sau 1975 cũng như bao nhiêu gia đình khác, cuộc sống nhà cô Thục trở nên chật vật khó khăn, rồi Thức lấy vợ sinh con, bấy nhiêu người sống cùng trong một nhà đã trở nên chật chội và tài chính càng lúc càng khó khăn hơn.
Năm 1989 cô Thục đi vượt biên tìm tự do và thêm lý do không kém phần quan trọng là vì kinh tế để có thể giúp đỡ gia đình hữu hiệu hơn, chuyến đi vượt biên cuối mùa đã khiến Thục phải chờ đợi ở Thái Lan hơn 4 năm sau khi đậu thanh lọc mới được phép đến Mỹ định cư.
Sang Mỹ ở lứa tuổi về chiều, 49 tuổi rồi, Thục chợt nhận ra mình đã lãng quên chính mình hơn nửa đời người, học lại thì không thể mà lấy chồng cũng không xong.
Cô Thục đã đi làm những công việc trong hãng xưởng để có tiền sinh sống và gởi giúp tối đa những đồng tiền của mình kiếm được về gia đình ở Việt Nam.
Rồi cô Thục cũng lấy chồng.
Nhưng chỉ là một cuộc hôn nhân gượng gạo, cố gắng kéo dài được mấy năm cho có đôi, có cặp thì người chồng đã chia tay trả Thục trở về vị trí độc thân như cũ, thế là cô Thục gìa chấp nhận duyên phận thiệt thòi hẩm hiu, ở vậy cho đến giờ.
Thỉnh thoảng bạn bè cũng có ý giới thiệu cho bà một ông độc thân góa vợ nào đó, để đỡ đần và bầu bạn cùng nhau cho vui nhà, nhưng bà từ chối ngay, đời chắc gì vui, duyên chắc gì may? lỡ gặp ông khó tính khó nết, hay ông ngã ra ốm đau bệnh hoạn nằm một chỗ thì bà phải hầu hạ, còn nếu ngược lại bà ốm đau nằm một chỗ chưa chắc ông kia hầu hạ được gì.
Cuộc sống độc thân tuổi về hưu tuy có lúc buồn mà thảnh thơi, hàng ngày bà xem các phim truyện trên ti vi vừa để giải trí vừa để duy trì tiếng Anh của mình, rồi nghe nhạc, đọc sách, một đam mê ngày cô Thục còn trẻ để tìm lại cảm giác thú vị của ngày xưa.
Với đồng lương lao động tằn tiện bao lâu nay bà Thục cũng để dành được một món tiền, bà cất kỹ trong nhà băng.
Từ ngày về hưu bà sống bằng những đồng tiền hưu trí của mình cũng gọi là đủ, vì bà không có nhu cầu gì nhiều ngoài hàng năm vẫn gởi chút tiền về Việt Nam cho gia đình Thức hiện vẫn sống tại căn nhà cũ, nơi xóm nghèo xưa do cha mẹ để lại.
Xưa bà Thục thương thằng em vất vả đời lính, nay lại thương em vất vả cảnh nghèo, nên bà vẫn không ngừng gởi về đỡ đần cho em.
Bà Thục đã đưa chồng về thăm Việt Nam 1 lần để giới thiệu chồng với gia đình mình. Sau cuộc hôn nhân gãy đổ bà buồn chán và tủi thân, không có ý định về Việt Nam nữa. Nhưng những chuyện buồn vui của cuộc sống nơi xứ người bà vẫn tâm sự với người em ruột thịt của mình cho vơi nhẹ lòng, hai chị em đã luôn gần gũi từ thuở ấu thơ đến khi khôn lớn và cho đến bây giờ cả hai cùng tuổi xế chiều.
Bà kể từ chuyện bà bị bệnh cao máu, cao mỡ, và bệnh cườm mắt, phải uống thuốc và nhỏ mắt mỗi ngày mấy lần cho đến hết cuộc đời, đến những chuyện vặt vãnh hàng ngày. Từ chuyện bà về hưu và tiết kiệm xin được ở nhà gía rẻ dành cho người gìa, xin được tiền food stamp, đến chuyện bà dành dụm được món tiền phòng thân sau này.
Tóm lại bà Thục hài lòng với cuộc sống vật chất bảo đảm, dù cô đơn một mình một nhà.
Mới đây ông Thức đã gọi phone cho bà và tha thiết đưa ra một đề nghị mong chị giúp đỡ, thay vì chị gởi cho chút tiền mỗi năm và mỗi khi gia đình em cơ nhỡ thì em xin chị giúp hẳn một món tiền để có vốn làm ăn là 10 ngàn đô la.
Bà Thục đã suy nghĩ rất kỹ, bà đã gìa rồi và một ngày nào đó sẽ chết đi, số tiền dành dụm tuy không nhiều, nhưng là tất cả mồ hôi công sức của bà phải được hữu ích cho người thân của mình. Bây giờ họ đang nghèo khổ, họ đang cần tiền. Thế là bà Thục đồng ý
Và hôm nay bà đã làm xong nhiệm vụ thân thương ấy.
Hai hôm sau bà Thục nhận được phone của ông Thức, người em hoan hỉ báo tin đã nhận 10 ngàn đô của bà và không tiếc lời cám ơn chị. Lòng bà Thục ấm lên, vui lên, nhiều gấp cả chục lần niềm vui của người em.
Từ nay bà Thục sống thanh thản hơn dù món tiền dành dụm của bà đã vơi đi, bà sẽ viết lại một tờ di chúc nếu sau này bà chết, sau phần chi phí cho hậu sự, còn bao nhiêu, dù ít ỏi, nhờ người ta gởi những đồng tiền còn lại về cho Thức.
Vậy mà 3 tháng sau ông Thức gọi phone sang, bà Thục chưa kịp vui mừng hỏi han em đã làm ăn gì chưa thì ông Thức buồn rầu tuyên bố:
- Chị ơi, nhà em mới vừa bị kẻ gian đột nhập xông thuốc mê và lấy cắp hết 10 ngàn đô rồi !
Bà Thục bàng hoàng nghe em nói tiếp:
- Chị có thương em, thương các cháu chị, thì xin chị giúp em lần nữa…
Bà Thục không còn sức cầm lấy chiếc điện thoại nữa, bà buông phone và buông người ngồi phịch xuống ghế như một kẻ không hồn.
Bà đã mất ăn mất ngủ mấy ngày đêm, 10 ngàn đô là bao công lao và tấm lòng của bà gởi về, thế mà bị mất đi một cách gọn gàng êm thắm, nhẹ tênh như bông gòn, như mây bay, gío thoảng, hay như một trò đùa, một màn kịch vụng về không hơn không kém.
Bà không thể nào tin được.
Nhưng em trai bà nỡ lòng nào dựng lên màn kịch này để lừa dối bà, để xin thêm tiền của bà? Bà dằn vặt tự hỏi và không thể trả lời.
Cuối cùng bà Thục quyết định sẽ về Việt Nam bất ngờ, đối diện với em mình để tìm hiểu sự thật cho ra lẽ.
**************
Từ phi trường Tân Sơn Nhất, bà Thục thuê xe Taxi đưa bà đến một khách sạn tại Gò Vấp, bà biết căn nhà cũ sẽ không có chỗ thoải mái cho bà vì theo lời ông Thức kể bấy lâu nay là hai đứa con đã lập gia đình và một đứa còn độc thân đều ở chung với vợ chồng Thức, nhà đất ở Việt Nam rất đắt đỏ, Thức tiền bạc đâu mà lo cho các con chỗ ở riêng.
Cuộc sống là sự tuần hoàn như cây cối, gìa cỗi thì chết đi, cây con thì sinh sôi nẩy nở…xưa căn nhà ấy có cha mẹ và 2 chị em bà, nay căn nhà ấy đã đông hơn, thêm lên mấy đầu người rồi.
Buổi chiều hôm sau bà Thục tìm về xóm cũ tại khu cầu hang quận Gò Vấp.
Khu xóm nay đã đổi khác rất nhiều nhưng bà làm sao quên được lối cũ, cảnh xưa. Kia vẫn là đường rầy xe lửa dẫn đến ga Xóm Thơm, và bên này là nhà cửa chen chúc.
Bà vừa đi vừa dò tìm theo những dấu vết cũ, cuối cùng bà Thục cũng tìm ra đúng số nhà, nhưng đứng trước căn nhà bà kinh ngạc, không tin đây là sự thật vì căn nhà to đồ sộ và cao ngất 4 tầng lầu, chứ không phải là căn nhà trệt tầm thường ngày xưa cô Thục từng ở từ thuở sinh ra đến khi lớn lên với cha mẹ mình nữa.
Bà ngại ngần, bà ngẩn ngơ, không dám gõ cửa, mà đi ra một quán nước ở đầu con hẻm, đối diện xéo xéo với nhà ông Thức, bà gọi một ly nước uống để định thần lại cho tỉnh táo, kẻo bà tưởng mình đang mơ.
Hay là bà đã nhìn lầm số nhà? Không, chắc chắn là không vì bà đã nhìn kỹ mấy lần rồi.. Hay là em trai bà đã bán nhà cho người khác? Cũng không, vì bà mới gởi số tiền 10 ngàn đô về địa chỉ nhà này.
Khi cô hầu bàn bưng ly nước ra thì bà Thục vờ hỏi bâng quơ:
- Căn lầu 4 tầng kia sao mà đẹp thế…
Cô gái vui vẻ tiếp chuyện:
- Dạ, bởi vì căn lầu đó ông bà Thức mới xây vài năm nay, kiểu đẹp, nhà mới nên ăn đứt mấy căn lầu khác.
- Ông bà Thức giàu có sướng thật…
Cô hầu bàn xuýt xoa:
- Ông Thức còn xây cho hai đứa con có gia đình ra ở riêng mỗi đứa một căn lầu tương tự căn này nữa đó. Căn này thì ông bà ở chung với thằng Út còn độc thân. Ba cha con ông Thức cùng làm chủ một xưởng cưa gỗ xuất khẩu, giàu có lắm lắm luôn, nhất xóm luôn.
Bà Thục cũng xuýt xoa:
- Số họ thật may mắn, làm ăn thành đạt nhỉ.
- Còn nữa bác ạ, nghe nói mới đây người thân ở nước ngoài gởi cho họ 10 ngàn đô nữa cơ, đã giàu có mà tiền ở mãi đâu cứ tự nhiên chảy vào túi.
Thế là bà Thục đã hiểu, gia đình ông Thức đã ăn nên làm ra từ lúc nào nhưng Thức không hề kể cho bà nghe, mà vẫn chăm chỉ than thở xin xỏ bà dù mỗi lần chỉ vài trăm đô, và cuối cùng là món tiền 10 ngàn đô. Nhưng họ chưa chịu dừng lại ở đó, lại nói bị mất cắp để xin thêm, có lẽ vì thấy bà đồng ý cho 10 ngàn đô dễ dàng qúa chăng?
Ông Thức biết bà không có ý định trở về thăm Việt Nam nữa, bà ngại đi xa vì đi đâu cũng phải mang theo mấy loại thuốc men lỉnh kỉnh như con mọn, lại sợ ngã bệnh bất ngờ, và vì nơi đó những kỷ niệm buồn nhiều hơn vui, nơi đó cha mẹ bà đã không còn nữa, thằng em trai của bà đã gìa đi, và các cháu thì dường như xa lạ. Bà chỉ liên hệ với họ qua phone và gởi tiền về giúp em, giúp cháu khi cần thiết là đủ vui rồi.
Bà Thục thất vọng không ngờ em bà đã đổi thay đến thế, nó đã lợi dụng lòng tốt và tình thương của bà dành cho nó từ thuở còn thanh xuân cho đến giờ..
Bà Thục giận lắm, định quay trở về khách sạn, không gặp em, không bao giờ gặp nó nữa, bà sẽ trở về Mỹ và quên đi thằng em đã đối xử với bà không còn tình nghĩa. Nhưng sau khi uống hết ly nước, lòng tự giằng co, bà vẫn quyết định đến nhà ông Thức.
Bà bấm chuông cổng, tiếng chó sủa inh ỏi rồi có người ra mở cổng. Chính là Thức, ông ta ngơ ngác nhìn bà chị rồi thảng thốt kêu lên không biết vì vui mừng hay vì kinh ngạc như bà đã kinh ngạc khi nhìn thấy ngôi nhà:
- Trời ơi, chị Thục hả?
- Vâng, tôi là Thục đây.
- Trời ơi, sao chị về không báo trước để em và các cháu ra phi trường đón ?
Bà theo chân em vào nhà, căn phòng khách rộng lớn với đồ đạc bóng bẩy sang trọng làm bà Thục chóa cả mắt vì bà quen với phòng khách nhỏ gọn ở căn apartment của bà rồi. Từ bộ bàn ghế, vách tường, đến kệ trang trí đều là sản phẩm của gỗ qúy với kiểu dáng đẹp, sành điệu và qúy phái, đúng với phong cách thành đạt của ông chủ kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.
Vợ ông Thức cũng từ dưới nhà chạy ra hớn hở:
- Chị về chúng em mừng qúa, hành lý chị đâu? Nhà em rộng rãi xin mời chị…
- Cám ơn em, chị không biết nhà đã xây lại rộng đẹp thế này nên đã ở khách sạn rồi
Sau vài câu thăm hỏi thông thường, bà Thục buồn buồn và nghiêm trang đi vào vấn đề:
- Các em đã làm ăn khá gỉa, có cơ ngơi thế mà không cho chị biết để chị mừng với, mà còn gây cho chị cảm tưởng là các em vẫn nghèo khó như xưa và xin chị món tiền 10 ngàn đô là thế nào?.
Ông Thức vội lên tiếng bào chữa:
- Nhờ trời thương gia đình em mới phất lên những năm sau này. Em xin lỗi chị, chỉ vì muốn vun đắp tom góp cho con cháu em mới xin tiền chị…
Bà Thục cay đắng:
- Kể cả việc em bịa đặt ra bị mất 10 ngàn đô để xin thêm lần nữa? em tưởng chị giàu có lắm sao?. Chị đã chắt chiu bao lâu mới để dành được số tiền ấy.
Ông Thức cố giải bày:
- Dù gì cuộc sống bên Mỹ chị cũng được bảo đảm lúc tuổi gìa, nhà nước lo hết, có đồng vốn nào chị không cho các cháu thì cho ai bây giờ? Cho trước thì khỏi cho sau, con cháu em cũng như con cháu chị…
Vợ Thức xen vào cho câu chuyện chuyển sang hướng khác:
- Nếu chị muốn về sống ở Việt Nam thì chúng em mời chị về đây ở chung căn nhà này như ngày xưa. Bây giờ những 4 tầng lầu, chị cứ ở hẳn 1 tầng tha hồ rộng rãi, lại có chị có em…
Tình chị em gì khi mà họ đang sống trong giàu có, vợ chồng, con cháu đông đủ quây quần bên cạnh mà vẫn moi móc những đồng tiền dành dụm của bà, một người gìa sống đơn độc nơi quê người, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng trông chờ vào xã hội, vào người dưng giúp đỡ, hơn nữa bà Thục không bao giờ có ý định về sống ở Việt Nam nên bà từ chối ngay:
- Chị ở Mỹ quen rồi, ở đấy có mọi tiện nghi và lợi ích, về đây khỏe mạnh thì không sao, lỡ ốm đau sao bằng bên Mỹ được.
- Chị nghĩ thế cũng phải, nhưng bất cứ lúc nào chị thay đổi ý định thì cứ trở về, chúng em luôn chờ đón chị.
- Cám ơn hai em.
Khi bà Thục đứng lên từ gĩa vợ chồng ông Thức, người em ái ngại cầm bàn tay chị, cố biện minh lần nữa:
- Mong chị hiểu cho chúng em, đằng nào những món tiền dành dụm chị không cần tới, mà bên này thì con cháu đông, công việc làm ăn lúc này lúc khác chẳng biết đâu được, chị bên ấy một thân một mình, có đồng nào cho các cháu là chắc chắn nhất, không đi đâu mà thiệt chị ạ.
Vợ ông Thức vẫn ngọt ngào mời chào:
- Mỗi ngày chị đến ăn cơm với chúng em và các cháu cho vui nhé? chị đồng ý đi để ngày mai em làm món ngon đãi chị.
- Ừ, mai chị sẽ đến đây, chị ăn thế nào cũng được mà…
Vợ chồng ông Thức gọi xe taxi đến và vui vẻ tiễn chân bà Thục ra cổng, đợi người chị vào xe họ mới quay vào nhà.
Bà Thục ngồi trên xe, quay nhìn ngôi nhà lầu 4 tầng lần nữa, từ trong đáy lòng bà Thục vui mừng khi thấy cảnh nhà em trai giàu có, và cũng từ trong đáy lòng bà cảm thấy một sự đổ vỡ, tan nát. Đôi mắt bà rưng rưng nhỏ lệ.…
Bà biết rằng ngày mai, cũng như mỗi ngày sau đó, trong thời gian còn ở Việt Nam, bà sẽ đến đây ăn cơm với em, với các cháu.
Đấy vẫn là tình cảm, là tình ruột thịt bà dành cho họ, bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ.
Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
***
VIỆT KIỀU TỘI NGHIỆP
Có một chuyện không công bằng : về VN tất cả chi phí cho gia đình như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc thì Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN bạn không chỉ bao cho người nhà mà còn bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có ai thắc mắc, câu trả lời rất đau lòng “ Tiền Việt kiều mà, ngu gì mà không ăn”.
Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ nói phải ở nhà có máy lạnh thì mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm Tấn về thăm nhà thấy mẹ mình nằm trên cái giường ngay phòng khách. Còn phòng ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đã chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời : mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ. Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói : “Vợ chồng em phải lên thành phố làm ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đã kiếm người chăm sóc mẹ, mình phải trả cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh muốn về lắm nhưng không còn chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.
Anh bạn tôi còn bà chị ở VN, muốn tạo công việc cho chị mình làm ăn. Sau khi tìm hiểu kỹ càng anh bạn gửi tiền cho chị mua một xe Mercedes 24 chỗ. Từ ngày có xe bà chị làm ăn khấm khá. Xe chạy có tiền bà chị giữ, chi phí cho xe như tiền bảo hiểm, tiền bảo trì, anh tiếp tục chi viện. Đối với anh, số tiền chi phí ấy coi như quà cho chị hàng năm. Rồi một hôm vận xui tới, tài xế xe của bà chị gây tai nạn chết người. Bà chị bị CA mời lên làm giấy tờ, bà chị sợ quá khai chiếc xe này của người em bên Úc bỏ tiền mua.. Công an VN nhân cơ hội ghi vào hồ sơ : “Xe Việt kiều gây tai nạn chết người”. Sau đó giữ xe và yêu cầu bà chị mời anh Việt kiều Úc về VN lên CA huyện lãnh xe ra. Bà chị gọi điện thoại qua cho em. Người em vội vã bay về VN lên gặp CA Huyện. CA Huyện niềm nở đón tiếp và cho biết tình trạng xe cộ cũng như tai nạn, CA đề nghị nộp $30.000 gồm tiền bồi thường cho nạn nhân, tiền phạt lái xe gây tai nạn và giữ xe một tháng. CA giữ passport và yêu cầu anh điện về Úc xắp xếp gửi tiền qua để lấy xe. Trong thời gian chờ đợi CA cấp cho anh một giấy đi đường thay passport và visa để anh tiện đi lại ở VN. Chuyện đến lúc này mới vỡ lẽ: Vì thương bà chị, anh bạn đã giấu vợ rút sổ băng $70.000 gửi cho chị mua xe. Nay không biết lấy đâu ra $30.000, thôi đành liều, anh gọi về vợ và nói rõ sự thật. Sau khi nghe chồng xưng tội. Bà vợ không bắt lỗi nhưng yêu cầu việc đền tội: “Tôi rút tiền gửi cho anh $30.000 để anh lấy xe ra, khi anh về Úc làm thủ tục ly dị và bán nhà”. Kết quả anh bạn tôi bây giờ “Độc thân tại chỗ” và không có tiền.
Cô Nga người RG ra đi tìm tự do bỏ lại người anh trai yêu quý. Sau 6 năm xa quê hương, nay cô về thăm lại mồ mả cha mẹ, ông bà, thăm lại người anh yêu quý. Tình cảm ông anh dành cho cô em qua nhiều lá thư thật là thống thiết. Ông kể lại cái thời còn thơ ấu chính ông là người cõng em mỗi sáng qua cây cầu khỉ tới trường. Hàng tháng cô em đều gưỉ tiền về cho anh và các cháu. Người anh trai thư qua lần nào cũng đều nói em đừng gửi tiền về cho anh, hãy lo cho bản thân vì anh không ở gần em để chăm sóc cho em. Nhưng chưa bao giờ cô em thấy tiền gửi đi mà quay lại. Cô biết tính anh mình mà.. thế rồi hôm nay cô khăn gói về VN theo lời mời của ông anh “Em sắp xếp về VN một chuyến, hôm nay nhà nước mở cửa đón Việt kiều, anh em mình lâu lắm không gặp nhau, không biết em gái anh bây giờ tròn hay méo”. Thật là tình cảm thiêng liêng, muốn biết em gái mình bây giờ tròn hay méo thì hỏi thằng em rể thì biết ngay...
Gia đình anh hai lên SG trước một ngày để hôm sau đón em gái. Ngày trở về thăm quê hương của cô em gái được tỗ chức linh đình, giống như đón tiếp một vị nữ hoàng. Cô em gái bẽn lẽn khi ông anh ôm chặt lấy mình rồi hôn má, cử chỉ tây phương không biết ông anh học được lúc nào mà tỏ ra thành thuộc. Qua bao lần ôm các em trong quán ”bia ôm” đã tạo cho ông anh lịch lãm và tự nhiên, nên khi gặp em mình ông càng tự nhiên và chứng tỏ với em gái mình cái văn minh không phải chỉ tây phương mới có. Cái bẽn lẽn vội qua đi nhường cho sự kiêu hãnh của một Việt kiều về nước khi được đón tiếp long trọng như vậy. Đâu ai biết được cô em gái cũng như bao nhiêu phụ nữ khác ở Úc ngồi may thâm cả đít để có tiền lo cho cuộc sống và giúp đỡ gia đình bên VN.
Hai tuần lễ ông anh đưa em gái đi thăm khắp nơi, giới thiệu em mình với mọi người: “Em gái tôi, bà chủ hãng may thời trang lớn bên Úc”. Cô em gái khi nghe giới thiệu ngượng ngùng muốn đính chính, nhưng ông anh hiểu ý nói đè qua chuyện khác.. Một buổi chiều ông anh nói với em “Chiều nay anh sẽ đưa em đi thăm vùng lấn biển, anh dự trù mua vài lô, chỉ cần 1 năm sau là giá gấp đôi. Thằng bạn anh năm ngoái mượn tiền mua 2 lô, năm nay nó bán một lô, tiền lời đủ chi trả cho cả hai...” ngay chiều hôm đó hai anh em đi thăm đất, và quyết định mua 4 lô. Ông anh tạm thời đứng tên dùm, khi nào nhà nước cho Việt kiều đứng tên thì sẽ sang tên cho em.
Cô em gái về Úc bàn với chồng gom hết vốn liếng gửi về cho anh trai để mua đất. Từ đó mỗi lần cô em gái gọi điện thoại về VN hỏi thăm, ông anh trai đều báo tin vui vì giá đất tăng. Một năm sau, cứ theo thông báo gía đất lên của ông anh thì anh em ông ta đã kiếm lới gấp đôi. Cô em bàn với chồng quyết định bán 3 lô để thu tiền về còn một lô thì tặng lại ông anh. Nhưng mua thì dễ, bán thì khó, nhất là người đứng tên sổ đỏ là ông anh chứ không phải cô.. Thấm thoát đã 8 năm tôi gặp lại cô Nga và hỏi thăm về vụ đất đai, được cô ta cho biết: Ông anh đã lừa chiếm đoạt hết bốn lô đất không hoàn trả lại vốn cho cô ta dù chỉ một đồng.
Chuyện cô Nga là một trong muôn vàn câu chuyện đau lòng. Hình như tất cả mọi hoạt động của người trong nước phần lớn là tìm cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại dùng mọi thủ đọan để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay.
Tôi còn nhớ cách đây 8 năm có một lần tôi nhân được thư của mấy cháu con bà chị gửi qua, nội dung như sau:
“ Cậu à, mẹ và tụi con suy nghĩ và quyết định sẽ mua cái nhà của anh Tư, anh Tư sẽ đi Mỹ tháng tới. Anh sẽ không mang tiền đi. Khi anh Tư qua bên đó cậu sẽ trả dùm cho tụi con. Giá nhà anh Tư hiện tại là 120.000 USD, nhưng anh để lại cho tuị con 80.000 USD. Rẻ lắm đó cậu... Cậu giúp mẹ và tụi con nhé..”
Đọc thư, tôi tá hoả tam tinh như người trúng gió. Tôi không biết chị tôi và mấy cháu nó nghĩ sao mà tỉnh bơ viết thư như vậy. Trước nhất mấy người nghĩ là tôi có nhiều tiền lắm, thứ hai tự quyết định và kêu tôi thi hành. Khi nhận được thư tôi trả lời “tụi con lo một nửa còn một nửa cậu sẽ trả góp cho anh Tư mỗi tháng 500 USD cho đến khi hết.”
Thư gửi đi nhưng không có hồi âm và coi như chuyện quyết định mua nhà chìm vào quên lãng. Sau đó cháu tôi có xin tiền mua xe Honda, tôi hỏi giá bao nhiêu, cháu tôi nói giá khoảng $4000. Tôi đã gửi cho nó đủ $4000. Nhưng lần về kế tiếp tôi khám phá ra nó đã nói dối, vì xe Honda nó mua chỉ có $2500 thôi. Bốn ngàn Úc Kim có lẽ nó tính luôn tiền xăng.
Anh bạn tôi về VN thăm gia đình, quê hương là chùm khế ngọt, anh về VN ăn bưởi ăn cam chứ không ăn khế. Lúc đầu về thăm gia đình, lần thứ hai về làm ăn, đặt hàng “sản xuất ở VN”, lần thứ ba anh về VN nhập cảng cả cô chủ trẻ, con ông giám đốc hãng đóng bàn ghế. Anh bảo lãnh cô chủ trẻ qua Úc du lịch tham quan..Dĩ nhiên hàng hoá thì anh ta trình làng với vợ, còn hàng “độc” anh cất giữ tại hotel. Xui cho anh, cái hôm anh dắt cô chủ nhỏ tham quan thành phố bị vợ anh bắt gặp. Thế là “tan hàng”. Vợ anh thâu tóm tất cả, còn anh chỉ còn lại những gì mà mẹ anh cho anh khi mới sinh anh ra. Cô chủ nhỏ cũng chia tay anh quên cả bye bye.
Tội nhất một người bạn đang làm ngành “finance”, về VN bị tiếng sét ái tình đánh quá mạnh, đến nỗi trong lúc đang ôm ấp người đẹp, thì xuất hiện một tên đàn ông xưng là chồng cô gái, hắn bắt anh phải biết điều nếu không sẽ giết chết anh. Sau khi trấn lột anh hắn xô anh xuống lầu, anh rơi trúng băng ghế xi măng lề đường bể đầu. Anh được đưa vào nhà thương VN cấp cứu. Kết quả khi anh được chuyển về Úc, anh trở thành “người gỗ” muôn đời.
Có nhiều người khoe “mình có số đào hoa”, về VN có nhiều em theo, thậm chí còn tỏ ra mình thật thà “tôi có nói cho em biết là tôi có gia đình”, nhưng em nói “không sao làm người tình của anh là đủ rồi”. Thật tôi không hiểu sao ông bạn tôi thật thà như vậy. Đàn bà ở VN cần cặp với đàn ông có vợ, chứ đàn ông không vợ, họ không cần. Lý do dễ hiểu “có vợ, ly dị vợ mấy hồi”. Khi cá đã cắn câu rồi, lúc đó mới giựt. “anh à em cần mấy ngàn,..” em cần mua xe máy.. em cần tiền sửa nhà..”, rồi anh ơi em có bầu...thế là xong... còn đàn ông không có vợ hay vợ ly dị là đàn ông có vấn đề, không có tiền, không có tài sản, đàn bà VN không cần loại đàn ông đó. Ông bạn thật thà của tôi chắc sẽ được Chúa ban cho Thánh Giá trong một ngày rất gần..
.....
Tuấn Linh
VIỆT KIỀU TỘI NGHIỆP
Có một chuyện không công bằng : về VN tất cả chi phí cho gia đình như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc thì Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN bạn không chỉ bao cho người nhà mà còn bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có ai thắc mắc, câu trả lời rất đau lòng “ Tiền Việt kiều mà, ngu gì mà không ăn”.
Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ nói phải ở nhà có máy lạnh thì mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm Tấn về thăm nhà thấy mẹ mình nằm trên cái giường ngay phòng khách. Còn phòng ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đã chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời : mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ. Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói : “Vợ chồng em phải lên thành phố làm ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đã kiếm người chăm sóc mẹ, mình phải trả cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh muốn về lắm nhưng không còn chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.
Anh bạn tôi còn bà chị ở VN, muốn tạo công việc cho chị mình làm ăn. Sau khi tìm hiểu kỹ càng anh bạn gửi tiền cho chị mua một xe Mercedes 24 chỗ. Từ ngày có xe bà chị làm ăn khấm khá. Xe chạy có tiền bà chị giữ, chi phí cho xe như tiền bảo hiểm, tiền bảo trì, anh tiếp tục chi viện. Đối với anh, số tiền chi phí ấy coi như quà cho chị hàng năm. Rồi một hôm vận xui tới, tài xế xe của bà chị gây tai nạn chết người. Bà chị bị CA mời lên làm giấy tờ, bà chị sợ quá khai chiếc xe này của người em bên Úc bỏ tiền mua.. Công an VN nhân cơ hội ghi vào hồ sơ : “Xe Việt kiều gây tai nạn chết người”. Sau đó giữ xe và yêu cầu bà chị mời anh Việt kiều Úc về VN lên CA huyện lãnh xe ra. Bà chị gọi điện thoại qua cho em. Người em vội vã bay về VN lên gặp CA Huyện. CA Huyện niềm nở đón tiếp và cho biết tình trạng xe cộ cũng như tai nạn, CA đề nghị nộp $30.000 gồm tiền bồi thường cho nạn nhân, tiền phạt lái xe gây tai nạn và giữ xe một tháng. CA giữ passport và yêu cầu anh điện về Úc xắp xếp gửi tiền qua để lấy xe. Trong thời gian chờ đợi CA cấp cho anh một giấy đi đường thay passport và visa để anh tiện đi lại ở VN. Chuyện đến lúc này mới vỡ lẽ: Vì thương bà chị, anh bạn đã giấu vợ rút sổ băng $70.000 gửi cho chị mua xe. Nay không biết lấy đâu ra $30.000, thôi đành liều, anh gọi về vợ và nói rõ sự thật. Sau khi nghe chồng xưng tội. Bà vợ không bắt lỗi nhưng yêu cầu việc đền tội: “Tôi rút tiền gửi cho anh $30.000 để anh lấy xe ra, khi anh về Úc làm thủ tục ly dị và bán nhà”. Kết quả anh bạn tôi bây giờ “Độc thân tại chỗ” và không có tiền.
Cô Nga người RG ra đi tìm tự do bỏ lại người anh trai yêu quý. Sau 6 năm xa quê hương, nay cô về thăm lại mồ mả cha mẹ, ông bà, thăm lại người anh yêu quý. Tình cảm ông anh dành cho cô em qua nhiều lá thư thật là thống thiết. Ông kể lại cái thời còn thơ ấu chính ông là người cõng em mỗi sáng qua cây cầu khỉ tới trường. Hàng tháng cô em đều gưỉ tiền về cho anh và các cháu. Người anh trai thư qua lần nào cũng đều nói em đừng gửi tiền về cho anh, hãy lo cho bản thân vì anh không ở gần em để chăm sóc cho em. Nhưng chưa bao giờ cô em thấy tiền gửi đi mà quay lại. Cô biết tính anh mình mà.. thế rồi hôm nay cô khăn gói về VN theo lời mời của ông anh “Em sắp xếp về VN một chuyến, hôm nay nhà nước mở cửa đón Việt kiều, anh em mình lâu lắm không gặp nhau, không biết em gái anh bây giờ tròn hay méo”. Thật là tình cảm thiêng liêng, muốn biết em gái mình bây giờ tròn hay méo thì hỏi thằng em rể thì biết ngay...
Gia đình anh hai lên SG trước một ngày để hôm sau đón em gái. Ngày trở về thăm quê hương của cô em gái được tỗ chức linh đình, giống như đón tiếp một vị nữ hoàng. Cô em gái bẽn lẽn khi ông anh ôm chặt lấy mình rồi hôn má, cử chỉ tây phương không biết ông anh học được lúc nào mà tỏ ra thành thuộc. Qua bao lần ôm các em trong quán ”bia ôm” đã tạo cho ông anh lịch lãm và tự nhiên, nên khi gặp em mình ông càng tự nhiên và chứng tỏ với em gái mình cái văn minh không phải chỉ tây phương mới có. Cái bẽn lẽn vội qua đi nhường cho sự kiêu hãnh của một Việt kiều về nước khi được đón tiếp long trọng như vậy. Đâu ai biết được cô em gái cũng như bao nhiêu phụ nữ khác ở Úc ngồi may thâm cả đít để có tiền lo cho cuộc sống và giúp đỡ gia đình bên VN.
Hai tuần lễ ông anh đưa em gái đi thăm khắp nơi, giới thiệu em mình với mọi người: “Em gái tôi, bà chủ hãng may thời trang lớn bên Úc”. Cô em gái khi nghe giới thiệu ngượng ngùng muốn đính chính, nhưng ông anh hiểu ý nói đè qua chuyện khác.. Một buổi chiều ông anh nói với em “Chiều nay anh sẽ đưa em đi thăm vùng lấn biển, anh dự trù mua vài lô, chỉ cần 1 năm sau là giá gấp đôi. Thằng bạn anh năm ngoái mượn tiền mua 2 lô, năm nay nó bán một lô, tiền lời đủ chi trả cho cả hai...” ngay chiều hôm đó hai anh em đi thăm đất, và quyết định mua 4 lô. Ông anh tạm thời đứng tên dùm, khi nào nhà nước cho Việt kiều đứng tên thì sẽ sang tên cho em.
Cô em gái về Úc bàn với chồng gom hết vốn liếng gửi về cho anh trai để mua đất. Từ đó mỗi lần cô em gái gọi điện thoại về VN hỏi thăm, ông anh trai đều báo tin vui vì giá đất tăng. Một năm sau, cứ theo thông báo gía đất lên của ông anh thì anh em ông ta đã kiếm lới gấp đôi. Cô em bàn với chồng quyết định bán 3 lô để thu tiền về còn một lô thì tặng lại ông anh. Nhưng mua thì dễ, bán thì khó, nhất là người đứng tên sổ đỏ là ông anh chứ không phải cô.. Thấm thoát đã 8 năm tôi gặp lại cô Nga và hỏi thăm về vụ đất đai, được cô ta cho biết: Ông anh đã lừa chiếm đoạt hết bốn lô đất không hoàn trả lại vốn cho cô ta dù chỉ một đồng.
Chuyện cô Nga là một trong muôn vàn câu chuyện đau lòng. Hình như tất cả mọi hoạt động của người trong nước phần lớn là tìm cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại dùng mọi thủ đọan để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay.
Tôi còn nhớ cách đây 8 năm có một lần tôi nhân được thư của mấy cháu con bà chị gửi qua, nội dung như sau:
“ Cậu à, mẹ và tụi con suy nghĩ và quyết định sẽ mua cái nhà của anh Tư, anh Tư sẽ đi Mỹ tháng tới. Anh sẽ không mang tiền đi. Khi anh Tư qua bên đó cậu sẽ trả dùm cho tụi con. Giá nhà anh Tư hiện tại là 120.000 USD, nhưng anh để lại cho tuị con 80.000 USD. Rẻ lắm đó cậu... Cậu giúp mẹ và tụi con nhé..”
Đọc thư, tôi tá hoả tam tinh như người trúng gió. Tôi không biết chị tôi và mấy cháu nó nghĩ sao mà tỉnh bơ viết thư như vậy. Trước nhất mấy người nghĩ là tôi có nhiều tiền lắm, thứ hai tự quyết định và kêu tôi thi hành. Khi nhận được thư tôi trả lời “tụi con lo một nửa còn một nửa cậu sẽ trả góp cho anh Tư mỗi tháng 500 USD cho đến khi hết.”
Thư gửi đi nhưng không có hồi âm và coi như chuyện quyết định mua nhà chìm vào quên lãng. Sau đó cháu tôi có xin tiền mua xe Honda, tôi hỏi giá bao nhiêu, cháu tôi nói giá khoảng $4000. Tôi đã gửi cho nó đủ $4000. Nhưng lần về kế tiếp tôi khám phá ra nó đã nói dối, vì xe Honda nó mua chỉ có $2500 thôi. Bốn ngàn Úc Kim có lẽ nó tính luôn tiền xăng.
Anh bạn tôi về VN thăm gia đình, quê hương là chùm khế ngọt, anh về VN ăn bưởi ăn cam chứ không ăn khế. Lúc đầu về thăm gia đình, lần thứ hai về làm ăn, đặt hàng “sản xuất ở VN”, lần thứ ba anh về VN nhập cảng cả cô chủ trẻ, con ông giám đốc hãng đóng bàn ghế. Anh bảo lãnh cô chủ trẻ qua Úc du lịch tham quan..Dĩ nhiên hàng hoá thì anh ta trình làng với vợ, còn hàng “độc” anh cất giữ tại hotel. Xui cho anh, cái hôm anh dắt cô chủ nhỏ tham quan thành phố bị vợ anh bắt gặp. Thế là “tan hàng”. Vợ anh thâu tóm tất cả, còn anh chỉ còn lại những gì mà mẹ anh cho anh khi mới sinh anh ra. Cô chủ nhỏ cũng chia tay anh quên cả bye bye.
Tội nhất một người bạn đang làm ngành “finance”, về VN bị tiếng sét ái tình đánh quá mạnh, đến nỗi trong lúc đang ôm ấp người đẹp, thì xuất hiện một tên đàn ông xưng là chồng cô gái, hắn bắt anh phải biết điều nếu không sẽ giết chết anh. Sau khi trấn lột anh hắn xô anh xuống lầu, anh rơi trúng băng ghế xi măng lề đường bể đầu. Anh được đưa vào nhà thương VN cấp cứu. Kết quả khi anh được chuyển về Úc, anh trở thành “người gỗ” muôn đời.
Có nhiều người khoe “mình có số đào hoa”, về VN có nhiều em theo, thậm chí còn tỏ ra mình thật thà “tôi có nói cho em biết là tôi có gia đình”, nhưng em nói “không sao làm người tình của anh là đủ rồi”. Thật tôi không hiểu sao ông bạn tôi thật thà như vậy. Đàn bà ở VN cần cặp với đàn ông có vợ, chứ đàn ông không vợ, họ không cần. Lý do dễ hiểu “có vợ, ly dị vợ mấy hồi”. Khi cá đã cắn câu rồi, lúc đó mới giựt. “anh à em cần mấy ngàn,..” em cần mua xe máy.. em cần tiền sửa nhà..”, rồi anh ơi em có bầu...thế là xong... còn đàn ông không có vợ hay vợ ly dị là đàn ông có vấn đề, không có tiền, không có tài sản, đàn bà VN không cần loại đàn ông đó. Ông bạn thật thà của tôi chắc sẽ được Chúa ban cho Thánh Giá trong một ngày rất gần..
.....
Tuấn Linh