Chiêm ngưỡng báu vật của vua chúa Việt

Những bảo vật hoàng cung không chỉ có giá trị về lịch sử, mà còn thể hiện tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân qua từng thời đại. Những đồ dùng thường ngày của các vị vua chúa là minh chứng về thời kỳ huy hoàng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng nó vẫn thể hiện tôn nghiêm, uy quyền của các vua chúa Việt.



Thắt lưng của vua Hàm Nghi, được vua ban cho dân làng Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh cách đây hơn 122 năm.


Sau hàng trăm năm, chiếc bát của vua Tự Đức đến nay vẫn còn nguyên lớp men mịn, sáng bóng, sang trọng của món đồ cung đình, khác biệt hẳn với đồ quan dụng hay dân dụng. Chiếc bát họa tiết hoa hướng dương phía ngoài, mặt trong là hoa đào với hai chữ Tự Đức ở phía đáy bát.


Ấn Hoàng đế Chi Bửu của vua Bảo Đại. Bằng chiếc ấn này vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chiếu chỉ cải cách triều chính. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị. Tự tay ông đã trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời.


13 đời vua nhà Nguyễn có tổng cộng khoảng 46 tỷ ấn. Trong đó, triều Gia Long có 6 chiếc ấn bằng vàng; triều Minh Mạng, chế thêm 8 chiếc…Ảnh: Ấn Khâm văn chi tỷ, thời Minh Mệnh năm thứ 8 (1827) trọng lượng 137 lạng vàng 10.

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827). Ấn ngọc “Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” của triều Nguyễn. Ấn “Quốc gia tín bảo” đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long.


Ấn “Sắc mệnh chi bảo” gồm 2 cấp, có hình vuông, trên có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền – Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Nghĩa là: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền – đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).

Đôi kiếm Kiếm vàng triều Nguyễn đúc vào Thế kỷ 19, nặng 1,25 kg tượng trưng cho quyền lực của vua.



Kiếm vàng “An dân bảo kiếm” năm Khải Định (1916-1925).

Kiếm chuôi ngọc nạm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19.

Mũ vàng triều Nguyễn, thế kỷ 19. Chiếc mũ nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng.

Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam.

Tượng rồng làm bằng vàng, niên hiệu Thiệu Trị thứ 2.


Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg.


Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg, ghi lại thân thế của người trong hoàng tộc.


Hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh xảo trên bìa cuốn sách.


Kim bài bằng vàng nạm hồng ngọc của vua Khải Định được nhà đấu giá Binoche ở Paris (Pháp) bán với giá 16.500 franc năm 1996.

Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ”. Đây là Ngọc tỷ quý và lớn nhất trong các Ngọc tỷ triều Nguyễn. Ngọc tỷ này dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ, được bảo vệ và đặc biệt quý trọng. Quai ấn là hình rồng cuộn, ấn hai cấp hình vuông. Mặt ấn khắc nổi 9 chữ Triện, phân đều 3 hàng dọc và ngang.

Ấn “Hoàng đế tôn thân chi bảo”. nặng hơn 280 lạng (gần 10.500g), dùng để đóng trên các văn kiện đối nội, và các văn bản ngoại giao quan trọng nhất của triều đình. Đây là chiếc ấn vàng có trọng lượng lớn nhất của triều Nguyễn. Đáng tiếc là sau khi ấn Hoàng đế chi bảo được vua Bảo Đại trao cho chính quyền cách mạng vào ngày 30.8.1945, thì nó lại rơi vào tay người Pháp sau đó ít lâu.


Ngai vàng của vua được trạm khắc có 9 con rồng vàng, biểu tượng cho sự uy nghiêm và cao quý của nhà Nguyễn.





Kiệu vua có 2 đầu rồng ở đầu cán.


Vì mê ăn cau trầu, cho nên các vua triều Nguyễn đã dày công sắm sửa cho mình những bộ đồ ăn trầu trứ danh, nay vẫn còn lưu dấu nơi bảo tàng của Huế đô. Ảnh: Hộp đựng cau trầu, pháp lam ký kiểu, đời Minh Mạng.


Hộp đựng cau trầu, pháp lam ký kiểu, đời Thiệu Trị.


Cối xoáy trầu cau bằng bạc, đời Khải Định.


Hộp đựng thuốc bằng bạc, đời Khải Định.


Bộ chén ngọc khảm vàng triều Nguyễn.

Long bào thêu hình Rồng của nhà Vua.

Lọng của vua thời Nguyễn.


Đài vàng cẩn ngọc, san hô. Trọng lượng 2150 Gram.


Trang phục hoàng cung thời Lý - Trần.


Bình vôi, ống nhổ dành cho vua chúa thời Lê Trung Hưng.


Hình rồng thêu trên đôi hia của vua Khải Định.


Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi. Đây là bảo vật mà vua Hàm Nghi đã ban cho dân làng Phú Gia, Hà Tĩnh. Trong những năm đói khát trước đây, đã có lúc một tay trùm đồ cổ từ Thái Bình vào gạ đổi 2,5 tấn gạo để lấy cặp kiếm lệnh nhưng đã bị dân làng đuổi đi.


Voi vàng, đục đạc bằng vàng- một trong những hiện vật của vua Hàm Nghi đang được dân làng Phú Gia gìn giữ. Có câu chuyện hơn bảy mươi năm trước, một đạo chủ đã phạm húy để hai con trai mang một con voi vàng sang Lào đổi lấy 42 con trâu nhưng trên đường về đến dốc Chân Trụt (xã Hương Vĩnh ngày nay) thì một người đã bị trâu húc chết. Cùng lúc đó, vợ người con trai còn lại ở nhà đã bỏ con trai mới sinh vào nồi luộc chết mà không hề biết mình đang làm gì!


Hai khẩu súng nạm vàng của vua chúa nhà Nguyển cũng ấn tượng không kém. Ảnh (theo Đất Việt)


Các họa tiết vàng trên khẩu súng của vua Tự Đức (niên đại 1841) đã bị phai mờ nhiều theo năm tháng. Ảnh (theo Đất Việt)


Khẩu súng của vua Minh Mạng (có niên đại từ năm 1831) được bảo quản tốt, vẫn giữ được các họa tiết trang trí bằng vàng rất tinh tế. Ảnh (theo Đất Việt)


Con ấn vàng chuôi ngọc của vua Khải Định.

Trấn phong kích thước 20cm x 19cm, thuộc sưu tập của hoàng thái tử Bảo Long. Trấn phong làm bằng vàng, nặng 11,9 lượng. Trấn phong được đặt trên thân hai con kỳ lân làm bằng bạc, nặng 2,2 lượng. Đây là quà mừng thọ 40 tuổi vua Khải Định năm 1924.


Tấm trấn phong này gồm 4 tấm vàng liên kết với nhau, có tổng chiều dài 57,50 cm, cân nặng 1,66 kg. Mặt trước trấn phong chạm nổi hình bản đồ Việt Nam, cảnh chùa Thiên Mụ, cảnh Phu Văn Lâu và Kỳ Đài Huế, đồ án rồng mây và văn thủy ba. Trấn phong này được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008.

Nhiều hiện vật liên quan đến cung đình nhà Nguyễn đã được quy tụ, trong đó đồ sộ nhất là chiếc long sàng (giường ngủ của vua) sơn son thiếp vàng.

Còn đây là chiếc long sàng được cho có xuất xứ từ Trung Quốc, được một vị vua dưới triều nhà Thanh tặng cho vua nhà Nguyễn. Bởi thế, những miếng đá trên giường và toàn bộ ngọc quý đều được xếp theo thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc giúp cho người nằm lên đó được an thần, ngon giấc, tràn trề sinh lực. Có tới 86 viên ngọc trai tròn trịa bao quanh chiếc “long sàng” và vô vàn hình thù lạ mắt khác nhau được cẩn bởi những loại trai, ốc quý hiếm.

Chiếc giường ngủ của Vua Bảo Đại tại biệt thự ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Áo gấm vua Hàm Nghi.


Ống nhổ bã trầu đời vua Khải Định bằng bạc nguyên chất. Đây không chỉ là những vật dụng thông thường mà còn là những tác phẩm mỹ thuật giá trị, với tạo dáng tinh tế, thanh lịch; hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ.

Bộ nghiên mực vua Khải Định ban tặng cho một vị quan triều Nguyễn được coi là độc nhất vô nhị với hình ảnh lưỡng long tranh châu khắc nổi đang được lão thợ thêu Lê Văn Kinh ở Huế lưu giữ. Bộ nghiên mực còn nguyên vẹn với nghiên mực lưỡng long tranh châu, đi kèm theo là 5 thỏi mực tàu, bút viết và giá đỡ bằng gỗ mun được chạm khắc tinh xảo.


Cây bút lông có khắc chữ Hán trong bộ nghiên mực của vua Khải Định.


Chiếc nghiên mực lưỡng long tranh châu bằng đá huyền đen, được chạm khắc rồng 5 móng, vật dụng của hoàng đế triều Nguyễn.


Ngai vàng trong ngôi dinh thự số 3 của cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt.

http://www.baomoi.com