Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu & Cách bày mâm quả đón Tết Trung thu



Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ.
Tết Trung Thu theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."
Người Việt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành tết cho Trẻ Em dự phần trong đó.
Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.


Hoa Quả


Không thể thiếu mâm ngũ quả để cúng trời đất và tạo nên sự sum vầy. Bạn chọn các loại trái cây khác nhau, càng nhiều màu sắc, càng phong phú càng tốt.
Sau đó, bạn xếp chúng vào một cái rổ mây cho đẹp. Cũng cần thêm một ít bánh trung thu nữa.
Nếu bạn đãi khách nhỏ, bạn nên đặt rổ trái cây này trên quầy bar hoặc ở bàn ăn dài. Chúng sẽ là điểm tâm của cả gia đình khi phá cỗ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kê một chiếc bàn nhỏ bên góc nhà, phủ khăn và đặt rổ trái cây, bánh lên để tạo một góc riêng cho trẻ.
Bạn chọn các loại trái cây khác nhau, càng nhiều màu sắc, càng phong phú càng tốt. Bánh nướng và trà xanh là cặp đôi không thể thiếu trong đêm Trung thu

Cách bày mâm ngũ quả đón tết Trung Thu





























jpg">






















































Xem thêm ảnh mẫu tại đây
http://www.flickr.com/photos/28340821@N03/

Bánh

Các loại bánh trung thu hình chú heo, bánh dạng tròn, nhân đậu xanh, mứt, trà xanh…là những thứ không thể thiếu trên bàn cỗ. Hãy bày biện tất cả trên những chiếc đĩa màu trắng để trông sạch sẽ và bắt mắt.



Lồng đèn


Hãy chọn lồng đèn màu đỏ và sử dụng điện vì như thế, bạn sẽ dễ treo ở các vị trí khác nhau trong nhà.
Bạn nên treo một cái trước cổng hoặc cửa nhà. Nó sẽ tạo một đốm sáng nhỏ khiến căn nhà trong đêm trăng đẹp hơn.
Nếu có vườn, bạn cũng có thể treo rải rác trong vườn các loại lồng đèn khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên chọn đèn có chất liệu nhựa để không bị ướt nếu trời mưa.
Đồng thời, dọc cầu thang trong nhà cũng là vị trí cần treo một vài đèn lồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo bên ngoài cửa sổ bếp hay phòng ngủ. Cần chú ý khéo che các đường dây điện bắc đèn đi để nhìn không lộn xộn, rối mắt.
Ngoài kiểu đèn treo, bạn có thể dùng đèn trung thu loại đứng để bày biện trên bàn phòng khách cho đẹp mắt.


Sưu tầm